.:|VIPCLASS|:.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.:|VIPCLASS|:.

Đây là nơi tu họp của các mem lớp 9a1
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Con yêu bố, bố ơi!

Go down 
+2
[Devil] Death Kiss
*»ღ♥meteor♥ღ«*
6 posters
Tác giảThông điệp
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Mar 30, 2008 8:37 pm

Con yêu bố, bố ơi!

Bạn thân mến,
Hãy đứng thẳng và kiêu hãnh
Cắm sâu rễ vào lòng đất
Phản chiếu ánh sáng vẻ đẹp tự nhiên của bạn

Hãy nghĩ về tương lai
Vươn mình ra trên một phiến lá
Hãy nhớ nơi chốn của bạn giữa muôn loài
Mỗi mảnh đất đều có sự phong phú riêng
Sinh lực và sự ra đời của mùa xuân
Sự trưởng thành và mãn nguyện của mùa hè
Sự thông thái để ra đi như lá mùa thu
Nghỉ ngơi và lặng lẽ tái sinh của mùa đông
Cảm nhận gió và mặt trời
Cùng sự hiện diện hân hoan của chúng
Hãy ngước nhìn vầng trăng chiếu xuống bạn
Và sự huyền bí của những vì sao đêm
Hãy nuôi dưỡng mình bằng những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Niềm hạnh phúc giản dị
Trái đất, không khí trong lành, ánh sáng
Hãy bằng lòng với vẻ đẹp tự nhiên của bạn
Hãy uống thật nhiều nước
Hãy để những phiến lá đu đưa và nhảy múa trong làn gió nhẹ
Hãy linh động
Nhớ về cội rễ của bạn!
Và thưởng thức quang cảnh trong tầm mắt!



Tôi đi bộ về nhà tràn lòng đầy hy vọng, sự hồi sinh và tình yêu thương. Nhiều năm qua, tôi đi bộ ngang qua cây dương già đó nhiều lần khi những cành lá đang vươn tới bầu trời. Tôi luôn luôn ngừng lại, hít thở không khí trong lành của nó và nói những lời cám ơn, vì cây dương đó đã chỉ dẫn cho tôi hiểu rằng chính sự sinh trưởng và sự thay đổi khiến chúng ta mạnh mẽ; chính lòng biết ơn làm cho
chúng ta cao lên.

Gần một thập kỷ sau, khi cô con gái đến tuổi vị thành niên của tôi và tôi đi bộ cùng với nhau, ánh trăng phản chiếu trên những phiến lá của cây dương già to lớn. Laurel thốt lên, giọng đầy hào hứng và nở nụ cười rạng rỡ, “Nhìn cái cây kia đi bố. Nó kỳ diệu quá đúng không bố?”

Nước mắt tôi trào ra. “Chắc chắn rồi, con gái ạ.” Tôi nói. “Chắc chắn rồi.”

Ilan Shamir


DÙ KHÔNG LÀ CHA RUỘT

Hiểu càng nhiều, chúng ta càng tha thứ nhiều hơn.

Madame
de Stael



Cho đến khi chị năm tuổi, chị Peela của tôi - (tôi gọi chị như vậy và vẫn gọi cho đến bây giờ) - đã có mẹ cho chỉ riêng mình chị. Rồi mẹ tái hôn, và Peela cảm thấy bị bỏ rơi. Chồng mới của mẹ, bố tôi, nhận nuôi Peela không lâu sau đó, và chị đã theo họ của bố tôi. Khi chị lên tám tuổi, tôi ra đời, khi chị được mười tuổi thì em gái Barbara của tôi ra đời.

Trong cả cuộc đời mình, Peela luôn cảm thấy chị là người thừa trong gia đình chúng tôi. Chưa bao giờ chị cảm thấy mình thuộc về gia đình và nghĩ rằng bố không bao giờ thật sự quan tâm đến chị. Thậm chí khi mà bố ruột của chị cũng tái hôn, có vài đứa con riêng với gia đình mới, rồi những chuyến viếng thăm của hai bố con chị ngày càng ít và thưa dần, thì chị vẫn yêu thương bố ruột của mình trong trí tưởng tượng bé nhỏ của riêng chị.

Năm tháng trôi qua, Peela luôn luôn nhớ tặng cho bố của chúng tôi các bức vẽ, những tấm thiệp làm bằng tay, và thư chúc mừng trong
những Ngày của Cha và ngày sinh nhật bố, hay trong bất kỳ dịp lễ đặc biệt nào, cho đến khi chị trưởng thành. Nhưng chị vẫn luôn một mực cảm thấy rằng bố không hề xúc động trước những món quà của chị..

Khi bố mất thì chị Peela đã năm mươi tuổi. Chị không thể nhấc mình đi đến bệnh viện để thăm bố, bởi chị sợ bị chế giễu hay hắt hủi. Nhưng chị đã đến giúp đỡ mẹ khi chúng tôi gọi và báo cho chị biết là bố đã qua đời. Chị không khóc vì bố mất mà chỉ lo lắng cho mẹ. Chồng của chị cũng đã mất vài năm trước, vì thế chị rất đắc dụng khi chỉ dẫn kinh nghiệm cho mẹ trong việc tổ chức tang lễ.

Mẹ và tôi quyết định nhờ chị Peela giúp đỡ chúng tôi sắp xếp lại đồ đạc của bố trong lúc chị lưu lại nhà. Bố có một tủ lớn gồm nhiều ngăn kéo. Khi chúng tôi mở từng ngăn kéo một, giở từng xấp giấy một, thì chúng tôi mới phát hiện ra rằng bố y như chú chuột nhắt tha gom đồ về hang. Rồi chúng tôi nhìn thấy một bó gồm thiệp, tranh vẽ và những lá thư, tất cả được cất chung với nhau – từng thứ một mà chị Peela đã tặng bố nhiều năm qua. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt của chị Peela lúc bấy giờ khi chị nhìn tôi, với nước mắt lưng tròng, rồi khóc lớn, “Bố thật sự đã quan tâm đến con, bố ơi.”

Chúng tôi hiểu điều đó.

Donna
J.Gudaitis
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Mar 30, 2008 8:37 pm

NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG LÓT ĐÁ

Chúng ta còn yêu thì chúng ta còn tha thứ.

Francois
Rochefoucauld



Bố là một người đàn ông đồ sộ, cao một mét tám và nặng một trăm năm mươi ký. Giọng bố to, trầm và luôn luôn gây ấn tượng rằng tốt
hơn là bạn đừng ngồi chung bàn ăn với bố. Khi bố đứng đó với đôi mắt nảy lửa rừng rực và phóng hỏa đốt bạn với tính khí nóng nảy của ông, thì bạn sẽ hiểu thế nào là sợ… ông Trời - một nỗi sợ tôi đã biết từ hồi còn rất bé.

Bất cứ khi nào tôi làm gì sai, không có chuyện bàn về những gì tôi đã làm hay không có bất cứ lý lẽ nào được đưa ra để giúp tôi thay đổi hành vi của mình – chỉ là chiếc dây thắt lưng, một dây lưng bằng da cứng. Từ lần đầu tiên bố quất tôi, tôi hiểu rằng ông Trời luôn mang theo một dây thắt lưng trên người.

Khi bố và bạn bè ông tụ họp ở nhà chúng tôi, họ bắt đầu náo loạn nhà cửa trong lúc bố hồi tưởng về những ngày khi ông là Chiếc Găng Vàng vô địch quyền Anh. Bất cứ khi nào bố vào trận với một gã nào, họ đều lùi bước. Họ biết họ không phải đối thủ của ông, bởi không ai thô bạo và dai sức hơn bố tôi.

Tôi cảm thấy rất may khi bố vắng nhà hầu hết thời gian. Bố làm việc vận hành các thiết bị nặng nhọc cho đội xây dựng cầu đường, và công việc của bố khiến ông phải có mặt trên đường cả tuần lễ một lần. Nhưng cứ tối thứ Sáu đến, khi nhìn thấy xe của bố hiện ra trên lối vào nhà, là tôi chạy tìm chỗ trốn. Rồi mẹ sẽ cho ông một tràng báo cáo về việc suốt tuần qua tôi đã hư đốn thế nào. Chẳng bao lâu ông sẽ réo tên tôi và triệu tôi đến nhà bếp. Khi bố hét vào mặt tôi, mùi hôi của rượu và thuốc lá xộc vào mũi tôi vào tận cổ họng, khiến cho tôi muốn nôn ọe.

“Tao không có tâm trạng cho việc này đâu!”, ông hét lên. “Tao làm việc cực khổ cả tuần trời, và bây giờ tao trở về nhà với chuyện
như vầy đây hả!” Rồi thắt lưng được tháo ra.

Điều bố không nhận ra là phương pháp trừng phạt này càng khuyến khích cho loại hành vi mà ông đang cố ngăn chặn. Và bất cứ lúc nào
tôi nói với ông về việc đó, ông càng điên tiết hơn và hét lớn, “Đừng làm như tao làm. Làm như tao nói ấy!”

Hình thức trừng phạt sai lầm này dẫn đến nhiều vấn đề hơn khi tôi lớn lên. Và điều khiến nó tồi tệ hơn là tôi không có một con đường để quay lại. Tôi khiếp sợ bố và không biết phải trông đợi những gì từ
những cơn thịnh nộ của ông. Tôi nguyện rằng khi đủ lớn, tôi sẽ bỏ nhà ra đi và ở càng xa bố càng tốt.

Sau cùng bố mẹ tôi ly hôn, và tôi đã không gặp bố những năm sau đó. Mẹ vẫn giữ liên lạc với tôi, và một ngày mẹ gọi cho tôi để báo rằng bố đã đi khám bác sĩ, ông rất yếu. Tôi tự hỏi mình nên làm gì bây giờ hay mình có nên làm bất cứ điều gì hay không. Chúng tôi không thân thiết nhau. Làm thế nào chúng tôi có thể gần gũi sau tất cả những việc bố đã nói và làm khi tôi còn nhỏ? Tôi thậm chí đã không thấy thích đàn ông nữa! Nhưng thật kỳ quặc, tôi cảm thấy trong tim mình luôn có một sự lôi kéo kỳ lạ, và tôi quyết định gọi cho bố.

“Bố, con, Lindy đây.”

“Lindy ư?”, ông nói, nghe như thể ông đang lướt qua trí nhớ của mình về tất cả những gì dính dáng đến cái tên Lindy mà ông từng
biết.

Một khoảng yên lặng. Tôi ngập ngừng, cố gắng cẩn thận chọn lọc từng từ. “Con nghe nói bố không được khỏe và quyết định gọi điện
thăm bố.”

“Bác sĩ nói bố không sống được bao lâu nữa.”

“Bố bị gì ạ?”

Ông bắt đầu khóc và lầm bầm một vài từ tôi không thể hiểu được, và rồi ông gác máy.

Một vài tuần trôi qua, tôi suy nghĩ về tình trạng của bố và về việc tôi nên gánh lấy vai trò gì đây. Trong khi cứ loay hoay suy nghĩ, tôi nhận được cú điện thoại khác từ mẹ báo rằng bố đã được đưa vào nhà tế bần. Sự do dự chuyển thành nỗi tuyệt vọng. Tôi hiểu nhà tế bần nghĩa là gì. Tôi không muốn tin rằng bệnh của bố đã vào giai đoạn cuối. Bố còn bao nhiêu thời gian nữa? Tôi phải biết điều đó.

Tôi nhảy vào xe và hối hả lái đến khu điều trị của nhà tế bần. Khi tôi đến nơi, hai y tá và một bác sỹ có mặt ở đó liền an ủi tôi. Sau khi xem hồ sơ của bố, tôi đã có mọi thông tin mình cần. Tất cả những năm tháng rượu chè be bét cuối cùng đã lãnh hậu quả của nó. Bố bị xơ gan mãn tính, điều đó dẫn đến căn bệnh ung thư đang lan ra toàn bộ cơ thể ông.

Tôi khiếp sợ những gì sẽ đến. Tôi cảm thấy như mình không thuộc về nơi đó. Tôi sẽ nói gì với người đàn ông mà tôi không gặp bao nhiêu năm qua? Tôi cảm thấy như đây là cảnh tượng cuộc đời của người nào đó chứ không phải của tôi. Mơ hồ về việc mình đang làm, tôi bước về hướng phòng của bố, đẩy cửa bằng một sức mạnh mà tôi không hiểu ở đâu ra. Và mặc dù bước rất chậm, nhưng tôi lại đến phòng bố quá nhanh. Khi tôi nhìn quanh quất ở cửa ra vào, bố đã thấy tôi và bảo tôi vào trong.

“Hãy nhìn bố đi, Lindy,” ông nói và khóc. Rồi ông giơ cánh tay lên và chỉ cho tôi xem làn da bủng beo của ông. “Bố đang kiệt dần, và bố không thể làm gì được.”

“Con biết, bố à,” tôi nói, cố gắng không cảm nhận nỗi đau của ông.

Rồi tôi lắng nghe ông nói. Ông nói về mẹ tôi và làm thế nào mà mọi việc đã không suôn sẻ. Ông bảo tôi là ông đã cố gắng làm điều tốt nhất mà ông có thể làm cho tôi, nhưng mọi thứ hoá ra lúc nào cũng sai cả.

“Bố yêu con, Lindy,” ông nức nở. “Bố có lỗi với con, bố xin lỗi con.”

Tôi ôm ông trong tay khi ông thú nhận những hối tiếc của mình. Và dù cho tôi không nói gì cả, nhưng cử chỉ an ủi của tôi cho thấy tôi đã tha thứ cho ông.

Rời khỏi nhà tề bần, đầu tôi quay như chong chóng. Tất cả diễn ra chỉ trong một đêm. Chỉ trong một đêm mà tôi cảm thấy choáng
váng, sợ hãi, tha thứ và đau khổ. Bố tôi là một người đàn ông suy kiệt, không phải là người đàn ông tôi biết khi tôi đang ở tuổi trưởng thành. Không gì chạm được vào ông khi đó. Ông là nhà vô địch Găng Tay Vàng.

Chỗ yếu của tôi lỏng ra, và tôi bắt đầu khóc thét như một đứa trẻ. Tôi không chỉ khóc cho những gì bố và tôi đã không có được trong mối quan hệ cha con của mình, mà tôi khóc cho những gì chúng tôi có thể vẫn có được nếu bố không sắp chết. Giờ đây, bố dường như đã thay đổi và như một người cha tôi có thể cùng chung sống. Nhưng ông lại sắp ra đi, và cả ông lẫn tôi đều không thể làm bất cứ điều gì nữa.

Nhưng thời gian thì vẫn còn.

Trong vài tuần kế đó, tôi ghé thăm bố mỗi tối sau giờ làm việc. Chúng tôi ngồi trò chuyện. Thậm chí tôi còn chạy việc lặt vặt cho
ông và mua cho ông một vài thứ ông cần. Tôi bắt đầu nhìn thấy những điều về bố mà tôi chưa từng biết trước đây. Tôi đã chỉ biết về những mặt xấu của bố, giờ thì tôi bắt đầu nhìn thấy các mặt tốt, và chúng tôi đang trở thành bạn của nhau. Nhưng ngay khi tình bạn của chúng tôi chớm nở, thì đến lượt ông rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.

Một tối, khi tôi đến thăm ông, y tá nói rằng họ không nghĩ ông có thể qua khỏi đêm nay. Bác sỹ đã tăng liều thuốc móc phin, nhưng nó vẫn chưa điều hòa, và bố đang rất đau. Người ta bảo với tôi là cứ mỗi mười lăm phút máy nhắn sẽ kêu lên, và tại thời điểm đó tôi có thể nhấn một nút để gửi liều móc phin không liên tục vào cơ thể bố. Tôi quyết định ở lại với ông suốt đêm. Bố nói chuyện rất nhỏ. Và mỗi lần máy nhắn kêu lên, tôi lại nhấn nút, nhận ra rằng mỗi lần tôi làm như thế, hai cha con lại khó có thể nói chuyện dài hơn.

Bố cầm cự thêm được hai ngày, tôi đã ở bên bố khi ông qua đời. Tôi nắm tay ông, hôn lên trán ông và nói, “Không sao đâu bố.
Bây giờ bố có thể đi rồi. Ông bà Nội đang chờ bố, và giờ thì bố có thể làm những con đường trên thiên đàng rồi.”

Bố đã là một người làm đường rất giỏi. Bố đã lát con đường lấp đi hố ngăn cách giữa bố và tôi.

Linda
Poehnelt


Được sửa bởi ღdeathless♥heartღ ngày Sun Mar 30, 2008 8:44 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Mar 30, 2008 8:39 pm

CHIẾC GHẾ CỦA BỐ

"Mão triều thiên của người già ấy là con cháu, còn niềm tự hào của trẻ thơ chính là bố mẹ." -Tục ngữ


đâu đó giữa bài hát mừng Giáng Sinh đầu tiên mà theo sau là sự mua sắm,
làm bánh, trang trí và gói quà đến mệt lả, ý nghĩa thật sự của Giáng
Sinh đã chậm chạp trôi qua – cho đến cái khoảnh khắc tôi bước qua cửa
vào căn nhà của bố mẹ tôi.

Khi chồng tôi, Ken, con gái tôi,
Megan, cháu gái, Hailey, và tôi bước vào trong nhà, chúng tôi đã được
đón chào bởi một sự bùng nổ cảm giác của cảnh tượng, âm thanh và hương
thơm Giáng Sinh, và linh hồn Giáng Sinh lại rộn lên trong tim tôi một
lần nữa! Điều gợi lên cảm xúc nhiều nhất không phải là âm nhạc hay
những vật trang trí, mà là chiếc ghế của Bố. Nó đã ở đây từ lần đầu
tiên tôi nghe câu chuyện Giáng Sinh và được kế tục bởi niềm tin và
truyền thống của gia đình chúng tôi.

“Ngồi đi con,” người đàn
ông miền Nam nhã nhặn mà tôi gọi là “Bố” yêu cầu, ông bật dậy từ chiếc
ghế. Tôi ngồi chìm trong đống nệm đã được bọc lại bởi vải bọc đã đổi
màu theo năm tháng với cuộc
sống của những người đã một thời ngồi lên chúng.

Ngay
từ rất sớm, mẹ đã dạy bọn trẻ con chúng tôi rằng chiếc ghế của bố là
một chỗ ngồi thiêng liêng với niềm danh dự và sự kính trọng. Ngay cả
những con vật nuôi trong gia đình cũng học được nguyên tắc bất thành
văn trong nhà chúng tôi: nếu không được mời, thì chiếc ghế của bố là
bất khả xâm phạm. Mẹ tôi đã tạo ra chỗ đặc biệt này cho chồng bà như
là một chỗ nương tựa cho những cơn dông của cuộc đời. Chiếc ghế của bố
trở thành vật trung tâm của cuộc sống gia đình tôi. Ở đây chúng tôi đã
học những bài học, tổ chức những cuộc vui và giải quyết những rắc rối.


tôi không có được hồi ức về những ngày đầu tiên trải qua trên chiếc ghế
này, nhưng tôi đã xem những bức ảnh trắng đen chụp cảnh bố bế tôi ngồi
trên ghế. Kỉ niệm đầu tiên của tôi về bố trong chiếc ghế này là những
câu chuyện bố kể cho tôi nghe, và những bài hát bố đã hát cho tôi nghe
ở đó.

Những năm đầu đời của tôi, cuộc sống với bố thật bình dị,
cho đến ngày tôi bị buộc phải chia sẻ chiếc ghế của bố với em gái mình.
Tuy trong lòng tôi không có chỗ cho “sinh vật mới”, nhưng chiếc ghế thì
luôn đủ chỗ cho hai chị em chúng tôi. Việc chia sẻ không gian thiêng
liêng này đã dần giúp tôi chấp nhận người em gái đã “hiển nhiên đến ở
đây” với chúng tôi .

Suốt thời thơ ấu, cứ hễ chuông đồng hồ điểm
năm giờ chiều là lúc hai chị em tôi háo hức đón bố về. Nhìn qua cửa sổ
cho đến khi thấy chiếc xe lớn màu đen của bố lái đến khúc quanh, chúng
tôi thét lên, “Bố về!” Rồi cả mẹ, em gái tôi và tôi, cùng với các con
vật nuôi trong nhà chạy ra mừng bố.

Sau mỗi bữa tối chúng tôi
tụ tập quanh chiếc ghế của bố nghe những tin tức mà bố có được từ những
bài học của ông trong hoạt động chính trị, những sự kiện đương thời và
nhân loại. Sau đó chúng tôi xem vô tuyến, đọc sách hay chơi những trò
chơi, học cách thua sao cho hay hoặc thắng có độ lượng.

Những
năng lượng hàn gắn đặc biệt tỏa ra từ chiếc ghế bất cứ khi nào bố nhấc
chúng tôi lên đó với ông để hôn một tiếng thật kêu, và nó trở thành một
nơi thần kỳ để hàn vá những trái tim tan vỡ khi bố lau nước mắt cho
chúng tôi bằng chiếc khăn tay nhỏ mà chúng tôi
đã tặng ông vào dịp Giáng Sinh.


Mỗi khi vắng bố, em gái tôi và tôi đua nhau sưu tập những đồng xu bố đã
đánh rơi ra từ túi áo lăn xuống dưới những chiếc đệm. Và những khi
chúng tôi đạt được những thành quả đặc biệt, bố đều ngồi trên ghế phát
bánh kẹo cho chúng tôi, hoặc chỉ đơn giản nói là, “Bố rất tự hào về
con.”

Không phải ký ức nào về chiếc ghế cũng đều vui vẻ cả - nó
có thể nhanh chóng trở thành một chỗ nóng bỏng khi mẹ đưa chúng tôi đến
đó để phạt, để chúng tôi học được thế nào là đúng sai. Muốn đi ra
ngoài chơi với bè bạn, chúng tôi cũng phải giành được sự cho phép từ
người đàn ông ngồi trên “chiếc ghế dễ làm nản lòng” đó.

Em trai
của chúng tôi ra đời khi chúng tôi đã bước vào tuổi thiếu nữ, và những
hoạt động trước đó của chiếc ghế được lặp lại, nhưng chẳng bao lâu sau,
tôi và em gái vào Đại học. Cuộc sống vẫn tiếp tục với tất cả vòng xoắn
và biến chuyển của nó, và rồi đến lúc chúng tôi mang người bạn đời của
mình về nhà để ra mắt bố mẹ. Nếu bố tôi mời người thanh niên nào ngồi
vào chiếc ghế của bố, thì đó là dấu hiệu chắc chắn của sự đồng ý.

Rồi
cả hai chị em tôi đều kết hôn và rời khỏi nhà, con chó của gia đình –
Chip – cũng trở nên già yếu, và bố thường tìm một chỗ ngồi khác vì
không muốn làm phiền người bạn trung thành đang cuộn tròn trên chiếc
ghế. Ngôi nhà trở nên lặng lẽ, nhưng không kéo dài lâu.
Tiếng cười
lại tràn ngập căn nhà khi những đứa cháu ngoại ra đời. Thật là một cảnh
tượng đẹp đẽ khi mẹ tôi ngồi trên thành ghế trong khi bố tôi âu yếm bế
từng đứa cháu ngoại, gợi nhắc lại những câu chuyện xưa và những bài hát
mà ông đã từng đọc và hát cho chúng tôi khi còn bé.

Nhiều năm
trôi qua từ khi tiếng cười của những đứa trẻ và tiếng sủa của con chó
đã vang lên quanh chiếc ghế. Những đứa cháu đã lớn dần lên và con Chip
cũng đã mất, nhưng khi Giáng Sinh đến, lịch sử một lần nữa lại tự nó
lặp lại khi Hailey khám phá ra tất cả những
niềm vui từ chiếc ghế của ông cố mình: những câu chuyện; những bài hát; những viên kẹo và những đồng xu.

Giáng
Sinh này cũng giống như tất cả các Giáng Sinh trước đó, chúng tôi lại
tụ tập quanh chiếc ghế của bố để nghe câu chuyện Giáng Sinh. Nó sống
động hơn bao giờ hết, tràn ngập với tiếng cười đùa của bốn thế hệ gia
đình chúng tôi.

Susan
Wales
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Mar 30, 2008 8:39 pm


NGƯỜI CHA HÓM HỈNH

Sự hóm hỉnh không thể hiện trên các cơ nhiều như ở trong trái tim; và đôi khi trái tim sẽ mỉm cười mà không có lấy một vệt nhăn trên má.

Lord
Lyttleton


Đã trễ một giờ đồng hồ, bố mới xuất hiện ở nhà cho bữa tối.

“Không thể tin nổi giao thông lại tệ vậy,” ông vừa nói vừa cởi áo khoác. “Bố bị kẹt cứng đằng sau một đống vấn đề. Mệt quá.”

Bố theo tôi vào trong nhà bếp và nhận lon bia gừng tôi đưa.

“Con rất tiếc bố đã phải lái xe vất vả như vậy,” tôi nói. “Nhưng mà, đống vấn đề là sao ạ?”

“Bố không biết. Thế con có đống vấn đề gì à?”, ông nói.

Nếu nhà hàng được chia thành khu vực đùa và không đùa, tôi biết chắc bố tôi sẽ luôn ngồi ở khu nào.

Lúc còn nhỏ, tôi không thích cái tính lúc nào cũng đùa của bố. Mỗi buổi sáng ông thường ngồi chờ tôi sẵn. Mặc một bộ vest xám chỉnh tề, đọc báo và uống cà phê, trông ông giống như mọi người lớn bình
thường. Nhưng tôi hiểu ông hơn thế.

“Con có muốn một ổ bánh mì không?”, ông hỏi khi tôi lê mình vào.

Tôi phân tích câu hỏi, cảnh giác một trò đùa ẩn trong đó. “Vâng,” tôi trả lời. Tôi đã học cách đối đáp đơn âm giúp tôi ít bị sơ hở hơn để không vướng vào cạm bẫy của trò chơi chữ.

Bố tôi điềm tĩnh cắt lát, nướng và phết bơ một chiếc bánh cho tôi. Tôi cắn một miếng, và thư giãn. “Bài báo về chương trình không gian thật thú vị,” ông nói. Tôi gật đầu và tiếp tục nhai. Bố tiếp tục, “Johns Hopkins đang nghiên cứu sự tác động của không gian vũ trụ lên dinh dưỡng. Con có biết mấy anh bạn đó ăn gì không?”

“Chắc vài loại quả nang hay tảo gì đó phải không bố,” tôi nói.

“Theo như bài báo này, tất cả những gì họ ăn là… thịt bay.” Miếng cắn sau đó của tôi nghẹn lại vì mắc vào trò trêu chọc của bố. Bố lại tóm được tôi rồi! Tôi ôm bụng rên rỉ. Bố mỉm cười và đọc báo tiếp.

Mỗi lần hàng xóm tụ họp, mỗi buổi sinh hoạt gia đình, mỗi buổi cắm trại ở trường vào Chủ nhật, bố luôn bày ra các câu chuyện và trò hài hước của ông. Tôi thèm được như bạn Susan của tôi, bố bạn ấy chỉ lặng lẽ kẹp thịt vào bánh hăm bơ gơ và làm lạnh đồ uống. Tôi ước bố tôi như bố của Camilla, ông ấy chỉ hút tẩu thuốc của mình và thi thoảng lại xen vào một lời bình phẩm đầy tính triết học. Tôi mong mỏi có một người cha như chú Frank, chú kín đáo nằm dài trên ghế sôfa, say sưa với những trận đấu vật. Bố tôi là trung tâm của mọi sự kiện, “vắt sữa” đám đông với sự thành thạo của một chủ trại bơ sữa.

Khi tôi đến tuổi vào trung học, tôi tránh đi ra ngoài với bố tôi. Tại sao một người đàn ông thông thái như vậy lại phải hạ mình cho trò hài hước cấp 4 như thế chứ? Và tại sao những người lớn lại háo hức chờ đợi cái khoảnh khắc lắng xuống đó khi bố tôi nói, “Ồ, nhân tiện đây, các bạn có nghe một chuyện về…?”

Tôi rất sợ một người bạn trai mới của mình lọt vào “mạng lưới” của bố. Bố sẽ ngồi đó, trông trung niên và vô thưởng vô phạt trong bộ y phục chỉnh tề. Ông bố thân thiện của tôi sẽ nhẹ nhàng khai thác cậu bạn trai đó cho đến khi ông tìm thấy điều ông đang tìm kiếm: lý do cho một câu nói đùa.

“Vậy cháu sẽ đưa Debbie đi đâu tối nay? Ăn tối và xem phim à? Cháu biết không, bác vừa ăn tối tại nhà hàng Howard Johnson’s. Bác đã gọi món súp. Người phục vụ mang món súp ra cho bác, và có một cái que ngay giữa bát súp. ‘Anh phục vụ,’ bác gọi, ‘cái nhánh này đang làm gì trong bát súp của tôi thế?’

“Ồ, không việc gì đâu, thưa ông,’ anh phục vụ nói.

‘Trên mọi miền đất nước chúng tôi đều có nhánh cả ạ.’”

Tôi bước vào phòng vừa lúc thấy chàng Romeo tương lai của tôi đang tròn xoe mắt và hắng giọng. Rồi anh lái ra thành một nụ cười.

“Thật là hay, thưa bác. Bác có nghĩ là Debbie đã sẵn sàng chưa ạ?”

Vừa mới đây, bạn tôi Philip ghé qua thăm gia đình tôi. Mẹ tôi mời anh một ly nước cam, và bố tôi thì ân cần dẫn dắt Philip vào cuộc nói chuyện. Philip nói với bố tôi là anh yêu sa mạc như thế nào, và ông lắng nghe một cách chăm chú. Sau một hồi dừng, ông nói, “Nói về sa mạc thì…” Mẹ và tôi liếc nhìn nhau. Câu chuyện đùa lại được mở ra một cách ngẫu nhiên như thường lệ. Và cuối cùng, tất cả chúng tôi đều cười, còn bố thì ổn định lại tư thế, giống như một chuyên gia chơi cờ đang suy ngẫm nước cờ kế tiếp.

“Bố của cậu thật tuyệt vời,” Philip nói sau đó. “Tớ chưa bao giờ gặp một người mới quen mà thấy như ở nhà mình vậy.”

“À, đôi lúc bố tớ hay đùa quá đà,” tôi nói.

“Tớ thích thế,” Philip nói.

Đột nhiên tôi chợt nhận ra bố tôi không phải làm như vậy để chọc cười mọi người: Với những câu chuyện và trò đùa của ông, ông làm cho mọi người cảm thấy được đón nhận, thoải mái và hoà nhập vào nhóm. Bố tôi đã lặng lẽ hoàn thành những điều mà tôi đang đọc và học hỏi qua bao năm nay.

Tôi thường tham dự những hội nghị chuyên đề về việc làm thế nào để tạo mạng lưới. Tôi đọc những cuốn sách về việc làm sao để mang mọi người vào cùng trong nhóm. Tôi tham dự các hội nghị về thuyết trình và kể chuyện. Vâng, tôi đã có phong thái của một chuyên gia về vấn đề này trong tất cả những năm qua mà không hề nhận ra điều đó.

Một buổi tối, các con gái tôi và tôi ngồi quanh bàn ăn. Tôi chuyền khoai tây nướng cho các con và nói, “Hôm nay mẹ bị lãnh một vé phạt tốc độ.”

“Mẹ, không thể tin được. Mẹ vừa mới bị một vé phạt tháng trước cơ mà.”

“Cậu cảnh sát đã chặn xe mẹ lại rất dễ thương – và có một thân thể lực lưỡng. Mẹ hỏi cậu ta sao cậu ấy lại khoẻ thế.” Tôi cúi xuống cắt miếng cà chua của mình làm bốn.

“Thế anh ta đã nói gì ạ?”, Sarah hỏi, hớp một ngụm trà đá.

“Cậu ta nói cậu ta khoẻ vì... liên tục giơ tay lên chặn xe lại.” tôi trả lời.

Các con tôi ngừng ăn và trao cho tôi một “cái nhìn”. Chúng nhướn lông mày và lắc đầu.

“Mẹ lại giống ông ngoại rồi,” Jessica nói.

Tôi cười và sung sướng với lời “khen ngợi” đó. Và tôi tự hỏi nếu bọn trẻ được nghe câu chuyện về…

Deborah
Shouse



Được sửa bởi ღdeathless♥heartღ ngày Sun Mar 30, 2008 8:48 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Mar 30, 2008 8:39 pm

“ỔN THÔI MÀ, BỐ!”

Những lời lẽ tốt đẹp sản sinh những hình ảnh riêng của chúng trong tâm hồn con người, và đó là những hình ảnh tuyệt đẹp.

Blaise
Pascal


Một buổi trưa, tôi ngồi ngắm nhìn bố trong khi mẹ đi chợ. Ông không thể đi lại được từ khi bị đột quỵ và phải hoàn toàn dựa vào người khác cho toàn bộ sinh hoạt hằng ngày của mình. Khi ông ngồi sụp trên xe lăn, đầu cúi xuống, trông ông dường như thuộc về một cõi khác, buông xuôi và thất bại. Hôm nay, ông không cười, tôi tự
hỏi ông đang suy nghĩ điều gì?
Đôi khi, ông quá thất vọng với chính mình và với tôi, bởi tất cả những gì ông nhìn thấy chỉ là bệnh tật của bản thân mình, còn tất cả những gì tôi vẫn nhìn thấy là sức mạnh của ông. Tôi buộc phải gợi nhắc ông về tất cả những gì ông đã làm, tôi cố gắng động viên ông làm tất cả những gì ông vẫn có thể làm được. Đó là một trận chiến của ý chí. Ông giận dữ khi tôi dỗ
ngọt ông luyện tập cho đôi chân, nhưng đó chỉ là một cái giá rẻ phải trả nếu tôi có thể động viên được ông,
Và trong một nỗ lực mới, tôi lặng lẽ nói với ông,

“Bố ơi, bố có nhớ ngày bố dạy con băng qua con đường lớn bằng xe đạp?” Sự tập trung của ông bị phá vỡ, và ông nở một nụ cười nồng ấm.

Câu từ của ông líu nhíu. “Nhớ chứ,” ông tuyên bố và ngẩng đầu lên. “Con đi đến giữa đường lộ và chết trân tại đó.” Mặt ông rạng lên, mắt và miệng mỉm cười.

A, đó chính là bố tôi, tôi nghĩ. “Con nhớ là con đã quá sợ và thoái chí đến mức không thể nhúc nhích được. Bố đã đi với con từ bên này đường sang bên kia đường, hết lần này đến lần khác, cánh tay to khoẻ của bố giữ lấy con, hướng dẫn con. Bằng một giọng nói
từ tốn và một nụ cười điềm tĩnh, bố nói, ‘Ổn thôi mà, con đang làm rất tốt.’” Ông gật gù và cười tươi. “Con đã làm được; Con đã sang bên kia đường được. Bố đã mở thế giới của con ra, bố đã giúp con làm tất cả những gì con có thể làm.”

Và khi chúng tôi hồi tưởng về những ngày đó, bố đã ngẩng đầu cao hơn, và chẳng bao lâu ông đã sẵn sàng để tập luyện cho đôi chân.

Với một giọng nói dịu dàng và một nụ cười điềm tĩnh, tôi nói, “Ổn thôi mà, bố, bố đang làm rất tốt.”

Linda Ferris





CUỐN PHIM

Những niềm vui được nhớ lại không bao giờ là dĩ vãng; chúng đã, đang và sẽ thình lình chảy ra như dòng sông, con suối, và biển cả.

James
Montgomery


“Chúng ta sẽ phải xem lại cái đó lần nữa phải không ạ?” Tôi van nài khi mọi người trong phòng cười vang. Đó là khi tôi được 9 tuổi, nhảy múa trước máy quay phim, với cả hai tay hai chân, mái tóc cắt ngang trán và một nụ cười toét đến mang tai để lộ một khoảng trống đầy xấu hổ trước miệng tôi.

“Nhìn con kìa, B.J.! Hai cái răng cửa của con đâu mất tiêu rồi!”

“Đó, đó, đó,” tôi nói với mọi thành viên gia đình đang ngồi kín căn phòng. “Lúc nào mọi người cũng chọc con.”

Xem lại những cuộn phim gia đình cũ cũng như xem lại bộ phim Phù thủy xứ Oz trước khi chúng có màu. Và cũng chẳng có tiếng. Bố cầm một cái máy quay phim trên tay vào mỗi dịp Giáng Sinh, sinh nhật, cắm trại và các sự kiện trong gia đình. Khi máy quay được bật lên, mọi người dường như bị nó ám vậy. Cả nhà giật đùng đùng xung
quanh như những con rối trên dây, lấy tay kéo miệng thật rộng và cười nhăn nhở dí vào máy quay phim, hay làm ngón tay thành hình chữ V đằng sau đầu các anh chị chỉ để mẹ la chúng bảo thôi ngay. Không một cái gì bị bỏ sót dưới con mắt của máy quay phim, thậm chí không chừa cả cảnh chú Frank bước ra khỏi phòng tắm
với một vệt dài giấy vệ sinh dính vào đế giày.

Sau này, khi phim màu ra đời, chúng tôi la hét cười toáng lên khi ngắm nhìn bố trong chiếc áo len, quần vải pôliexte với chiếc kính
gọng đen dày cui. Mẹ cũng chẳng giỏi giang gì trong lĩnh vực thời trang. Bố đã chộp được hình ảnh hoàn hảo của mẹ trong thập niên 60, với kiểu tóc vút ngược lên trông rất tức cười và kiểu quần soọc len kẻ sọc phối với áo cánh.

Bố đã mất một ít thời gian để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho buổi tối của đại sự kiện chiếu phim của chúng tôi. Ông lôi ra một cái máy chiếu nặng và đặt nó trên cái bàn nhỏ, rồi chèn thêm những cuốn sách dưới chân để dựng nó đứng thẳng. Chúng tôi đi quanh phòng giật mành cửa xuống và kéo rèm lại. Bố thử ánh sáng vuông khi nó rọi lên tường nơi chỉ vài phút trước đó đã treo bức tranh của Grand Canyon. Chúng tôi nhìn chằm chằm trong sự ngạc nhiên khi bố di chuyển cái bàn tới lui, để có được hình ảnh đúng kích cỡ và càng rõ càng tốt.

Những buổi tối ấy cũng đặc biệt như những bộ phim mà chúng tôi xem. Cánh phụ nữ đem đến thức ăn lạnh như là salad khoai tây, dưa
chua, quả ôliu, rau cắt, bánh sô cô la hạnh nhân cho món tráng miệng. Trong khi bố khởi động lại máy chiếu, chúng tôi có thể lẻn vào bếp để chất thêm thức ăn vào đĩa. “Nào!” ai đó sẽ hét lên trong phòng khách. “Bắt đầu rồi!” Những đứa trẻ ghiền thức ăn lạnh sẽ nhảy bổ vào cửa như các nhân vật thoáng bước từ màn ảnh vào cuộc sống...

Chúng tôi chia sẻ tiếng cười và những giọt nước mắt trong khi xem hết cuộn phim này đến cuộn phim khác chiếu những con vật nuôi
xưa, những ngôi nhà cũ và bạn bè cũ. Sợi chỉ cuộc sống của chúng tôi được cất giữ trong mỗi chiếc hộp kim loại với một nhãn trắng trên nắp. Đó là “sinh nhật đầu tiên của Connie”, “Lễ rửa tội của Joey”, “Kỳ nghỉ của gia đình ở Disneyland.” Nhưng cuốn phim mà tất cả chúng tôi đều náo loạn ầm ĩ khi xem là “Phá huỷ môi trường”. Đó là sự san bằng toà nhà cũ trên lô đất nằm ở góc đường của bố để lấy chỗ xây một toà nhà mới. Ông đứng bên kia đường và quay phim lại. Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy toà nhà vỡ vụn xuống khi nó được chiếu lại trên tường, chúng tôi đã buông ra những tiếng á. Và rồi ai đó đã đưa ra ý kiến cho phim chạy giật lùi. Quay máy chiếu ngược lại, tất cả chúng tôi xem toà nhà mọc lên từ đống gạch vụn để trở lại thành toà nhà hoàn chỉnh. Ồ, nó thật là tuyệt, và tất cả chúng tôi la hò, cổ vũ và vỗ tay.
“Bật lại lần nữa đi bố!” Và ông đã bật lại một lần nữa cho chúng tôi
xem, đầu tiên với á, rồi quay ngược lại với những tiếng cổ vũ và vỗ tay. Bố đã thể hiện sự kiên nhẫn không thể tin nổi, nhưng cuối cùng sau khi xem 5 đến 6 lần, hình ảnh cuối cùng vẫn là cảnh toà nhà đổ sụp và nó đã lưu lại như thế trong chúng tôi.

Đoạn buồn nhất của phần chiếu phim buổi tối là nghe đoạn cuối cuốn phim kết thúc với tiếng tạch, tạch, tạch, khi nó quay tròn cho
đến khi máy chiếu được tắt. “Thế là hết, thưa quý vị,” bố nói khi ông tắt máy và chấm dứt một buổi tối.

Mỗi chiếc hộp kim loại có thể giữ những thước phim kỷ niệm quý giá, như những vật kỷ niệm gia đình. Bỏ chúng trong một chiếc hộp cạc tông cất kín vào một góc tầng hầm kế bên máy chiếu phim, chúng tôi luôn biết đó chính là nơi sẽ diễn ra những buổi chiếu phim kế tiếp.

Thế rồi một ngày kia, ống nước bị vỡ tung ra, nước ngập vào tầng hầm. “Ôi, bố, tất cả phim của chúng ta đã bị hư. Chúng ta sẽ không bao giờ được xem ‘sự phá huỷ’ một lần nữa!” Tôi khóc òa.

“Đừng lo con yêu, chúng ta có thể chiếu lại phim đó, cho nó chạy tới hay chạy lui ngay trên đây này,” ông nói, gõ gõ vào đầu mình, “ngay trên đây.”

Thời gian đã trôi qua bao nhiêu năm kể từ cái ngày chúng tôi mất tất cả những cuộn phim cũ, và nhiều năm nữa sau khi bố tôi mất.

Mặc dù chúng tôi đã mất một thứ mà chúng tôi trân trọng và yêu quý, ngay cả khi chúng tôi không thể chạm vào nó hay cảm nhận nó trong bàn tay mình, thì nó vẫn ở đây – trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi. Giờ đây, đó mới là sự kiện sống động nhất.

B.J.
Taylor


KẾT NỐI BỞI TÌNH YÊU

Có cái gì đó như là một sợi chỉ vàng xâu qua từng lời của người cha khi ông nói chuyện với con gái, và dần dà theo năm tháng, sợi chỉ ấy đủ dài để cho ta nhặt lên tay và dệt thành một chiếc áo yêu thương.

John
Gregory Brown


“Bố ơi, không có gì tốt hơn thế này phải không bố?” Tôi dựa trên vai bố khi ông đu đưa đứa cháu gái Elizabeth 3 tháng tuổi của tôi, tức chắt Ngoại của ông.

“Chắc chắn rồi, Sis ạ.”

Đó là ngày Elizabeth tròn ba tháng, nhà tôi đầy người thân và bạn bè, tất cả đến để đón mừng thành viên mới trong gia đình. Khi chúng tôi đang ngắm nhìn Elizabeth, chồng tôi - Neal, và con gái tôi - Amanda, bước vào với một người bạn của gia đình.

“Được rồi, bố Charles ơi,” Neal nói với miệng cười tươi, “đến lượt con.” Bố trao Elizabeth cho Neal để bạn bè có thể nhìn được con bé rõ hơn. Anh bạn kia vuốt má Elizabeth và nói,
“Con bé chắc giống anh, Neal. Nó có cặp mắt của anh đấy.” Rồi anh gật đầu với bố tôi. “Ông cố xem này, ông cũng không thể phủ nhận con bé đâu nhé. Nó có cái miệng và cằm của ông này.”

Chúng tôi cười và trao nhau một cái nhìn ngầm hiểu. Không ai trong cả hai người đàn ông này có quan hệ máu mủ với con gái tôi và tôi. Mẹ tôi kết hôn với bố khi tôi lên ba. Tôi lấy Neal khi Amanda được hai tuổi. Nhưng mà tôi phải công nhận với bạn bè là Elizabeth giống cả bố tôi lẫn chồng tôi.

Tối đó mẹ và Neal ở trong nhà bếp, còn bố và tôi uống cà phê ngoài cổng vòm. Chúng tôi ngồi trên xích đu và thưởng thức ánh sáng lờ mờ với làn gió nhẹ vuốt ve trên mặt. Một hồi sau, bố phá vỡ sự im lặng.

“Con biết không, Sis, hôm nay đã nhắc bố nhớ lại khi gia đình chúng ta sống ở trang trại.”

Tôi gật đầu. “Vâng, đúng rồi.”


Tiếng ve sầu bắt đầu rền vang, đưa tôi trở về ngôi nhà cũ của bố, nơi chúng tôi sẽ viếng thăm phụ mẫu của ông, mà với tôi lúc đó là ông Nội và bà Nội. Trong khi đu đưa, chìm trong những ký ức của những ngày ấu thơ, tôi nhớ lại cuộc nói chuyện của mẹ với bà Nội trong bếp hồi đó. Tôi hớp một ngụm cà phê và đu đưa nhè nhẹ. “Bố, không buồn cười sao khi mọi người luôn nghĩ là con giống bố nhỉ?”

“Gì thế, con yêu?”

“Con nhớ mẹ đã nói với bà Nội là mẹ đã ngạc nhiên như thế nào khi con thì quá cao trong khi mẹ chỉ cao có một mét rưỡi. Bà Nội nói mà không hề ngước lên từ bát bánh bích quy của bà là, “Thì con bé có chiều cao từ thằng Charles chứ sao.’”

Bố cười khùng khục. “Mẹ con không bao giờ nghĩ rằng con là ai khác ngoài đứa con sinh học của bố. Vấn đề là ngay cả bố cũng nghĩ như vậy.” Nước mắt tôi lưng tròng.

Rồi bố hỏi, “Con có nhớ trong đám tang của bà Nội khi bố giới thiệu con, Neal và con bé Amanda với cô em họ của bố, và cô ấy đã nói Amanda là hình ảnh của bố và Neal đó?”

“Con quên khuấy mất.” Tôi vỗ nhẹ vào đầu gối ông.

“À, bố này, chắc bố và Neal có những gen mạnh vượt qua rào cản di truyền học với một ranh giới duy nhất.” Lúc bấy giờ đom đóm đã thắp sáng màn đêm trong khi các chú dế và ếch đã làm nên một bản hợp xướng trọn vẹn.

“Cà phê nữa không bố?”, tôi hỏi.

“Nghe hay đấy, Sis.”

Tôi cầm lấy cái tách và đi vào bên trong để chế thêm cà phê. Khi quay trở ra ngoài, tôi nhìn thấy bố qua cửa sổ. Nước mắt từ đâu tuôn trào trên hai má tôi, tôi ngắm nhìn ông khi ông đu đưa, nghĩ rằng mình may mắn biết bao khi có được một người như ông làm bố.

Rồi một cú huých trong đời đã diễn ra. Khi định mệnh giáng sấm sét lên tôi cũng như nó đã giáng lên mẹ nhiều năm trước, và tôi bị bỏ lại như một người mẹ góa bụa, ở đó chờ một đôi cánh che chở, chính là

Neal - một người đàn ông có thể yêu thương con gái tôi nhiều như bố đã yêu tôi. Sức mạnh của tình yêu đã đan kết ba thế hệ lại với nhau chặt đến độ trông chúng tôi thật giống nhau. Dù cuộc sống không nối kết chúng tôi bằng di truyền học, tình yêu đã làm việc ấy.

Linda Apple
Về Đầu Trang Go down
[Devil] Death Kiss
[king] death kiss
[king] death kiss
[Devil] Death Kiss


Tổng số bài gửi : 873
Age : 30
Đến từ : chA^u b0` xJ` kUt'
Tiền thưởng : 230
Con yêu bố, bố ơi! 2-1-1Con yêu bố, bố ơi! 8-1-1
[SHOP]
Registration date : 27/02/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeMon Mar 31, 2008 3:47 pm

zài thế em gái Con yêu bố, bố ơi! 715315 ........nhưng hay póc tem nè..........
Về Đầu Trang Go down
https://a1class.forum.st
Voicoi239
[Perfect] mem
[Perfect] mem
Voicoi239


Tổng số bài gửi : 345
Age : 30
Đến từ : A1 pro
Tiền thưởng : 280 [SHOP]
Registration date : 03/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeTue Apr 01, 2008 2:48 pm

hay lém. Con yêu bố, bố ơi! 101583
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/profile-yzN3FQM2crQkRnJ21P16GlM0ISrM1j1HIXi
[Devil]forever_love
Thiên sứ
Thiên sứ
[Devil]forever_love


Tổng số bài gửi : 938
Age : 31
Đến từ : cõi chết.....
Tiền thưởng : 0 [SHOP]
Registration date : 28/02/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeWed Apr 02, 2008 8:05 pm

hay mà có điều dài quá, lòi mắt luôn
Về Đầu Trang Go down
[Devil] Death Kiss
[king] death kiss
[king] death kiss
[Devil] Death Kiss


Tổng số bài gửi : 873
Age : 30
Đến từ : chA^u b0` xJ` kUt'
Tiền thưởng : 230
Con yêu bố, bố ơi! 2-1-1Con yêu bố, bố ơi! 8-1-1
[SHOP]
Registration date : 27/02/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeFri Apr 04, 2008 4:12 pm

ừa xem xong là con mắt nó lòi ra cỡ 2 phân Con yêu bố, bố ơi! 715315
Về Đầu Trang Go down
https://a1class.forum.st
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 8:25 pm

dài wa' là truyện mà, phải post làm nhiều trang vì trang quy định ngắn wa'
ai đọc hết siêng thiệt
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 9:49 pm

Nụ hôn tạm biệt

"Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đến nụ hôn đầy yêu thương của bố."


Tôi lớn lên ở San Pedro, trong một gia đình lao động bình thường. Bố tôi làm nghề đánh bắt cá. Với ông, biển là cả cuộc đời mình. Ông có một con thuyền riêng, phương tiện làm ăn duy nhất của cả gia đình tôi. Nhưng kiếm sống trên biển thật chẳng dễ dàng gì, nếu kok muốn nói là rất gian nan và cũng đầy nguy hiểm. Bố tôi phải làm việc vất vả ngoài khơi để nuôi sống gia đình, không chỉ có mẹ con chúng tôi, mà còn cả ông bà và giúp đỡ những người họ hàng nghèo khó của mình nữa.

Hình ảnh về bố vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Ông cao lớn, thân người vạm vỡ nhờ việc kéo lưới và chống đỡ với sóng gió biển khơi. Mỗi khi ở bên cạnh bố, tôi còn có thể ngửi thấy mùi vị của biển, của nắng gió đại dương tỏa ra từ người ông. Bố luôn mặc bộ đồ vải bạt, chiếc áo choàng bạc màu và cái tạp dề cũ kỹ. Bất kể mẹ có chịu khó giặt giũ chúng như thế nào đi nữa, chúng vẫn đậm một mùi biển không lẫn vào đâu được.

Mỗi khi thời tiết xấu không thể ra khơi, bố thường lái xe đưa tôi đến trường. Ông có một chiếc xe tải cũ dùng để chở cá. Chiếc xe đó có khi còn nhiều tuổi hơn cả người già nhất trong làng tôi. Nhưng dẫu có già cỗi và ì ạch đến thế nào, nó vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ đưa bố đến nơi ông cần đến. Chính vì vậy, ông coi nó như một người bạn, có khi còn trò chuyện và vỗ về nó một cách đầy yêu thương. Điều đó đối với tôi lúc ấy rất khó hiểu, vì tôi chẳng thích chiếc xe đó một chút nào. Chỉ cần nổ máy thì ở xa đến mấy dặm cũng có thể nghe thấy tiếng lạch cạch của nó.

Khi bố đưa tôi đến trường, tôi cố ngồi co rúm vào một góc để mong đừng ai nhìn thấy. Được nửa đường, ông tăng tốc, chiếc xe lại nhả ra một đám khói lớn. Bố tôi vẫn tiến về phía trước, hoàn toàn chẳng chú ý đến ánh mắt hiếu kì của những người đi đường. Khi đến trường tôi rồi, bố không bao giờ quên nghiêng người qua, hôn tôi một nụ hôn tạm biệt vào má và dặn tôi hãy là một cậu bé ngoan. Thật là ngượng mặt cho tôi quá! Tôi vào lớp mà mặt đỏ bừng. Lúc đó, tôi đã 12 tuổi rồi mà bố vẫn giữ thói quen hôn tạm biệt tôi như thế!

Thế rồi một ngày, tôi quyết định phải thể hiện cho bố thấy tôi đã là một chàng trai. Lần đó, khi bố chở tôi tới trường, ông lại nở nụ cười như thường lệ và bắt đầu nghiêng người về phía tôi. Nhưng tôi vội dơ tay lên:
_Đừng, bố ạ!
Đó là lần đầu tiên tôi nói với bố theo cách đó. Sự ngạc nhiên hiện rõ trên khuôn mặt ông.
_Bố, con đã quá lớn để dc hôn tạm biệt hay bất cứ nụ hôn nào nữa rồi! - Tôi nói giọng dứt khoát.
Bố nhìn tôi một lúc lâu, đôi mắt sững sờ có vẻ như bị tổn thương. Nhưng rất nhanh, ông mỉm cười:
_Con nói đúng. Đôi khi bố quên mất là con đã trở thành một chàng trai! Có lẽ một nụ hôn với con bây giờ là kok cần thiết nữa!

Thế rồi không lâu sau đó, bố tôi đi biển và kok bao giờ trở về nữa. Đó là ngày mà phần lớn các tàu đều trở lại bờ, trừ con tàu của bố. Ông quyết tâm đi biển chuyến đó bởi có cả một gia đình lớn phải chăm lo. Sau cơn bão, người ta tìm thấy tàu của bố tôi dạt vào một vũng cạn, với tấm lưới nửa trong nửa ngoài. Có lẽ bố ra đí mà trong lòng chỉ nghĩ duy nhất một điều: Chuyến tàu về sẽ có nhiều tiền cho chúng tôi dc ăn học.

Giờ đây, tôi muốn đánh đổi tất cả chỉ để dc bố ôm hôn một lần nữa, để được cọ má vào làn da thô ráp của ông, để hít thật sâu mùi mằn mặn của gió biển trên bộ quần áo bạ màu. Tôi muốn nói lại với bố rằng, tôi sẽ mãi mãi không bao giờ là quá lớn để không còn cần đến nụ hôn đầy yêu thương của bố.
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 10:18 pm

QUÀCON GÁI TẶNG BỐ





Tấm lòng của người tặng khiến món
quà đá
ng yêu và quý giá.


Martin Luther





Ngày nay, nuôi dạy
con cái là một công việc khó khăn vất vả, ít nhất thì việc đó khiến cả bố lẫn mẹ
phải tổn hao sức lực và tinh thần. Người ta sẽ chẳng thể nhìn thấy được “trái
ngọt’ của công sức lao động bởi tình yêu thương này cho đến sau khi đứa trẻ rời
khỏi gia đình và trở thành bố mẹ. Không có một cẩm nang chỉ dẫn hay sách vở nào
nói đến điều gì sẽ đến với mỗi đứa trẻ khi chúng sinh ra đời, cũng như thời khóa
biểu về việc gì cần làm và làm khi nào. Mỗi ngày đều có thử thách mới của riêng
nó, khi mà thành công thường chỉ được ghi nhận từng phân lẻ tẻ chứ đừng nghĩ đến
thành công vô bờ bến. Vậy thì khi nào và làm thế nào mà chúng ta, những người
làm cha làm mẹ, biết được chúng ta đã thành công?


Lời giải đáp đã đến
với tôi vào Ngày của Bố. Có một câu người xưa nói rằng, “Điều đáng giá không phải
là món quà tặng mà là tấm lòng của người tặng quà.” Và câu nói đó rất đúng cho
trường hợp của ngày hôm nay, khi tôi nhận từ tay đứa con gái đã lớn hai hộp
quà, một hộp lớn, một hộp nhỏ. Con bé bảo tôi, “Bố ngồi trên sàn nhà bên con giống
như ngày trước nha.” Thế là hai bố con tôi ngồi bên
nhau và con bé trao cho tôi chiếc hộp đầu tiên, “Bố mở nó ra đi.” Bên trong là
một lá thư và những gì hiện ra là bộ sưu tập những thứ lặt vặt của một đứa trẻ.
“Bố đọc thư trước đi ạ,” con bé nói.





Bố
kính yêu,



Càng lớn
con càng nhận ra bố có ảnh hưởng quan trọng biết bao với cuộc đời con. Vì vậy
con đã quyết định tặng bố hai hộp đồ lưu niệm này nhân dịp Ngày của Bố, cả hai
hộp đều chứa đựng những ký ức đặc biệt và những thứ con luôn giữ chặt trong
lòng mình, những thứ mà bố đã từng tặng cho con. Trong cái hộp lớn đầu tiên bố
sẽ tìm thấy chỉ một vài gợi nhắc đặc biệt của con về bố và những khoảnh khắc bố
con mình đã cùng nhau chia sẻ, chỉ có hai bố con mình mà thôi.



1.
Một cặp dây giày được thắt nơ bướm. Chúng nhắc
về những giờ khắc bố đã bỏ ra để dạy con cách tự cột dây giày hồi con còn nhỏ
xíu.



2.
Một băng keo cá nhân, để nhắc con về những vết
xước và vết đứt mà bố đã băng bó trên khủy tay và đầu gối con khi bố dạy con
lái chiếc xe đạp đầu tiên.



3.
Một cuốn truyện nhỏ, cho tất cả những câu chuyện
bố kể cho con nghe mỗi tối trước khi đi
ngủ.



4.
Một bó thẻ màu sặc sỡ dạy con nít, một biểu tượng
cho việc bố đã dạy dỗ và giúp con suốt những năm tháng học hành, ngay cả khi
con cho rằng mình đã hiểu hết tất cả mọi việc.



5.
Một hòn bi. Con ước chi đó là một trong những
thứ bố tặng cho con mà con đã làm mất, và cũng là một trong những thứ đặc biệt
mà bố hay chơi thời bố còn đi học.



6.
Một bộ đồ nghề may vá và một chiếc máy may nhỏ
gợi con nhớ về những thứ thực tế mà bố đã tặng con và về việc bố đã dạy con
cách may vá.



7.
Một mảnh từ tấm chăn thuở nhỏ của con mà bố thường
hay đắp cho con mỗi đêm.



8.
Một trái tim vỡ, tượng trưng cho tất cả những lần
lòng con tan nát và đau buồn mà bố đã giúp con vượt qua.



9.
Một tờ giấy bạc gợi con nhớ về tất cả những lần
bố đưa cho con đồng bạc cuối cùng mà bố có thể cho con khi bố đang rất kẹt tiền,
nhưng trong lòng bố hiểu được con thật sự cần nhất.



10. Một
chiếc khăn giấy. Nó tượng trưng cho những lần con tựa vào vai bố khóc và bố đã
lau khô những giọt nước mắt ấy vì bố rất quan tâm con.



11. Một chiếc lá, một biểu tượng của thiên nhiên
mà bố dạy con phải hiểu biết, tận hưởng và trân trọng.



12. Một viên
aspirin gợi con nhớ đến những cơn đau đầu mà con đã gây ra cho bố và mẹ suốt
nhiều năm, nhưng bố lại ít khi than phiền. Con biết sẽ rất nặng nề nếu như bố
nói cho con nghe sự thật về những trăn trở ấy.



13. Một viên kẹo, để bố hiểu được những ký ức này
vẫn ngọt ngào với con như thế nào.



14. Cuối
cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, là một tấm hình chụp con cái của con
và con, để nhắc con hãy dạy cho con cái mình tất cả những điều bố và mẹ đã dạy
con, và chia sẻ với chúng tình yêu mà chỉ có những người bố người mẹ giống như
bố mẹ đây mới có thể dành cho con.






Tôi rơi nước mắt và tim nhói lên khi con bé đưa cho tôi
chiếc hộp thứ hai nhỏ hơn. “Giờ bố mở hộp này ra đi,” nó yêu cầu.


Ở bên trong tôi tìm thấy một mẩu giấy khác, và trên mẩu
giấy này con bé đã viết:





Bố
thương yêu,



Trong
chiếc hộp này, con dự định để hết tất cả những thứ đã thực sự tạo ra sự khác biệt
đối với con. Tất cả những thứ mà bố đã trao cho con để khiến con là chính con
như ngày hôm nay. Nhưng nếu con trao trả chúng hết cho bố thì con sẽ mất đi phần
lớn nhất của chính mình, đó là tất cả tình yêu, những cái ôm chặt và những nụ
hôn mà bố đã cho con từ lúc con sinh ra cho tới giờ, đó là những điều mà không
có chiếc hộp nào đủ lớn để chứa đựng hết. Do vậy con nghĩ rằng con sẽ giữ lại
những điều này và chia sẻ chúng với con cái của con.
Con hy vọng một
ngày chúng sẽ hiểu đây là một món quà tuyệt diệu để cho và nhận. Con yêu bố.
Chúc mừng Ngày của bố!






Ôi thành công, bao la vô bờ bến.





Raymond L.Morehead
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 10:18 pm

Báu vật của cuộc đời





Những sự kiện của thời thơ ấu
không hề trôi qua mà lặp lại chính nó như các mùa của tháng năm.



Eleanor Farjoen





Cô bé là người
thông minh nhất mà tôi đã từng gặp. Với mái tóc bù xù, áo quần tả tơi, cô chẳng
bao giờ quan tâm chút xíu nào đến sự thành công hay giàu có. Dường như công việc
duy nhất của cô là cười suốt cả ngày, điều khiến cô luôn khoẻ mạnh. Cô rất biết
lắng nghe và, với cách thức hồn nhiên của riêng mình, tìm ra được sự thật ở mọi
thứ. Trí óc cô là một miếng bọt biển luôn thấm đẫm những điều tốt đẹp. Trái tim
cô tinh khiết, và cô không hề ngại ngần chia sẻ nó với mọi người. Ánh mắt cô ngập
tràn sự bình yên, và miệng cô luôn thốt ra những lời lẽ tốt đẹp nhất mà tôi từng
được nghe. Cô rất tử tế và nhã nhặn, liều lĩnh cố lựa ra điều đúng đắn trên những
sai lầm. Nụ cười cô tỏa ra sự tha thứ và hàn gắn, cô là một quyển sách rộng mở
tiếp nhận mọi cảm nhận của mình. Từ “xấu hổ” không bao giờ nhập vào xúc cảm thực
sự của cô. Cô vô tư lự hết sức, và giấc ngủ của cô luôn êm đềm. Tôi thường
xuyên tự hỏi có phải cô đã tìm thấy điều bí mật để có niềm vui đích thực hay
không. Tài sản duy nhất của cô trên thế giới này là yêu thương và hi vọng. Và
tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc vì cô là… con gái của tôi; Aubrey là một cô bé bốn
tuổi, và tôi không thể yêu cô bé nhiều hơn được nữa.


Tôi nhớ lại cái
ngày hôm ấy, khi cây cối vẫn còn trụi lá, và chúng tôi phải mặc những chiếc áo
khoác đông dày cộm. Ngay khi chúng tôi qua khúc quẹo và nhìn thấy công viên,
không hiểu sao đúng lúc ấy, mùa xuân tràn đến. Chúng tôi cởi giày, chỉ có những
chiếc mũi của bố con tôi là chạy nhanh hơn đôi bàn chân mà thôi. Aubrey, cô bạn
tốt nhất của tôi, đuổi tôi chạy xuống chân đồi. Aubrey nhỏ bé nhưng rất nhanh
nhẹn.


Đầu tiên, chúng tôi
xử lý các đường trượt trên tuyết, nhưng đó chỉ là khởi động. Từ đó, những trò
chơi thực thụ bắt đầu. Như hai con khỉ đột hoang dã, bố con tôi đam mê khu trò
chơi rừng nhiệt đới hết sức. Chẳng bao lâu, áo khoác ngoài đã được “hai chú khỉ”
cởi bỏ, và bầu không khí lộng gió dường như trở nên nóng bức. Trong khi chơi trốn
tìm, cả cái đầu to của tôi lẫn tiếng cười rúc rích của cô bé đều tố giác hai bố
con, nên chúng tôi quyết định chơi trò đuổi bắt. Đó mới là trò vui nhất. Chúng
tôi cười, cười sảng khoái, và tận hưởng từng giây phút hạnh phúc đó. Chẳng có
người lớn nào ở đó phán xem điều gì chúng tôi không thể làm. Chúng tôi là vua
và hoàng hậu, và vì biết điều đó, chúng tôi nhanh chóng xác định lãnh địa của
mình.


Chúng tôi xây dựng
một pháo đài dưới khu rừng nhiệt đới. Nằm nghỉ ngơi trên nền đất bẩn rải dăm
bào, Aubrey làm tặng tôi chiếc bánh sinh nhật từ đất bùn. Con bé hát lạc cả giọng
khi ông bố thổi nến. Sau đó, trước sự ngạc nhiên của tôi, con bé đã tìm ra nó -
một báu vật, một thứ giá trị nhất trên hành tinh này - một cái nắp phéng. Yên lặng
đào một cái lỗ, chúng tôi đã chôn cất báu vật của mình ở một nơi mà không ai có
thể tìm ra. Tôi đánh dấu vị trí bằng một cái que, và cùng nhau hứa sẽ không kể
cho ai biết. Đó là bí mật của chúng tôi; là thứ gì đó mà trong lần đi chơi công
viên kế tiếp, chúng tôi có thể khám phá một lần nữa.


Lấm lem mồ hôi và
bùn đất, bố con tôi cùng ngồi xích đu khi ngày sắp hết. Aubrey nói về cuộc sống
của con bé, và tôi lắng nghe vì đó là những gì mà những người cha thực thụ luôn
làm. Chạy đua lên đỉnh đồi, bố con tôi thi nhau phóng về nhà, nhưng khi nhìn lại
lần cuối, tôi đã nhận ra một điều: Tôi vừa mới tận hưởng một trong những ngày đẹp
đẽ nhất của phần đời còn lại. Chẳng có gì ngoài tiếng cười, nhưng xuyên suốt tất
cả, có một điều gì đó thật sự nghiêm túc: Tôi đã được nhắc nhở rằng mình vẫn
còn sống, sống để chạy nhảy và vui cười. Một trải nghiệm đơn giản nhưng hết sức
thâm thúy đã cho tôi cảm hứng để chạy bay về nhà và sáng tác vài vần thơ.


Sự thật là vào thời
điểm đó, dù con bé mới là một cô nhóc bốn tuổi và nhỏ hơn ông bố 25 năm tuổi đời,
nhưng Aubrey đã dạy tôi hiểu rằng còn rất nhiều điều mà tôi phải học hỏi. Quãng
thời gian đó, tôi thực tình nghĩ con bé biết nhiều hơn mình. Và bất cứ khi nào
hồi tưởng lại những ngày tháng như vậy, tôi đều đoan chắc về điều ấy.


Giờ Aubrey đã là một
thiếu nữ, còn tôi di chuyển chậm chạp hơn một chút, suy nghĩ nhiều hơn trước
khi nói và tốn nhiều thời gian hơn một chút để làm cùng một thứ mà tôi đã làm
khi con bé lên bốn.


Tuần trước, con bé
có nhận trông trẻ cho đứa con trai 5 tuổi của người hàng xóm, bé Ricky. Khi tôi
nghe con bé có ý định đưa thằng nhóc đi công viên chơi, tôi đã hỏi liệu mình có
thể đi theo và nhìn chúng chơi được không. Ở một nơi nào đó trên con đường đời,
tôi đã trở nên quá bận rộn với những giới hạn hư ảo mà quên đi những hạnh phúc
của niềm vui ngây thơ. Đã lâu lắm rồi, tôi không đi công viên, và Aubrey rất
vui sướng khi có tôi đi cùng.


Khi đến nơi, Aubrey
và Ricky chạy đến xích đu, còn tôi chào hỏi những người lớn khác đang trông chừng
tụi trẻ của họ. Hầu hết đều đáp lại với một nụ cười toe toét, một cái gật đầu
hay một tiếng thở dài nặng nề, và rồi mau chóng quay trở lại với đội quân nhí
đang chơi đùa trong khu thể thao rừng nhiệt đới. Tôi ngồi xuống và cố tìm sự
thoải mái trên băng ghế thô cứng màu xanh lá, quyết định làm kẻ quan sát. Thật
sự là tôi đã có một vài lựa chọn khiến cuộc đời mình trở nên tốt đẹp hơn. Bạn
thấy đó, khi tôi ngồi trên băng ghế này, ngắm nhìn cô con gái chơi đùa với cậu
bé hàng xóm, tôi đã nhận ra được một điều vô giá: Năm tháng trôi qua, cứ hễ khi
nào tôi nghĩ cô con gái nhỏ của mình không để ý, thì con bé lại để ý. Sự gương
mẫu của tôi rõ ràng đã mang lại kết quả. Aubrey là một cô bé tốt bụng chân thật,
một thước đo hoàn hảo duy nhất cho sự thành công của một người cha. Tôi lặng lẽ
lau đi những giọt nước mắt vui sướng.


Chợt, Ricky đến bên
tôi. Với gương mặt lấm lem bùn đất, nó hỏi, “Ông cũng sẽ chơi với cháu phải không ông?”


“Ôi trời, ông không biết đâu Ricky. Ông già rồi, không
chạy quanh công viên này được đâu.”


Ricky bé nhỏ chẳng
thèm nghe gì hết. Trong khi con gái tôi thích thú quan sát, cậu bé nài nỉ tôi
ra chơi với nó. Tôi lắc đầu, không thể tin nổi. Thằng bé thật sự muốn tôi chơi
với nó, giữa những đứa trẻ đang chạy chơi quanh đây. Vì không muốn làm bất cứ
ai phải thất vọng, tôi chậm chạp đứng dậy và nắm lấy tay Ricky.


Khi chúng tôi dạo quanh công viên, tôi nhìn xuống thằng
bé và thấy quá khứ đẹp đẽ bất chợt quay về. Nó là Aubrey của 10 năm về trước.
Mũi nó thò lò như cái vòi rượu bị vỡ, áo thì bung ra, và trên gương mặt lấm lem
chẳng có nỗi âu lo nào trên thế gian này. Chấp nhận sự cẩu thả và đầu hàng với
trí tưởng tượng của chú nhóc, tôi quyết định quên đi bản thân mình và mọi thứ
tôi đã biết như một người lớn. Tôi vẫn nhớ niềm vui mà tôi đã cùng con gái chia
sẻ vào một ngày không khác gì ngày hôm nay. Giờ đây tôi sung sướng với một cơ hội
thứ hai để thấy điều gì là quan trọng, để được gợi nhắc xem mình thật sự là ai
và điều gì thật sự có ý nghĩa trên đời.


Thời gian còn lại
trong ngày thật kỳ diệu. Ricky kể những câu chuyện chẳng đâu vào
đâu. Ba người ăn những chiếc kem mau tan chảy và nhảy múa dưới ánh nắng mặt trời.
Để làm trò vui cho tôi và Ricky, Aubrey đã miêu tả mỗi người đi ngang qua bằng
chi tiết được tiểu thuyết hóa thật thú vị. Người này là một nàng công chúa thực
thụ, người khác lại là phi hành gia.


Chúng tôi nằm trên
cỏ, lăn xuống dưới đồi và ngước nhìn những đám mây lớn bồng bềnh trôi qua.
Chúng tôi lần lượt chỉ ra những bức tranh được vẽ rõ nét trên bầu trời. Rồi
Ricky hướng sự chú ý của chúng tôi xuống đàn kiến đang làm việc siêng năng, bò
thành một hàng thẳng tắp, mỗi con đều cõng những phần bằng nhau. Chúng tôi chơi
rất nhiều trò mà từ lâu tôi đã quên mất.


Khi một ngày sắp hết,
Aubrey dẫn chúng tôi xuống dưới pháo đài. Tay không, con bé bắt đầu đào xới
tung cái nơi đã từng là điểm giấu đồ đặc biệt của bố con tôi. Ánh mắt tôi đầy nỗi
nhung nhớ quá khứ và tình yêu thương ngập tràn dành cho cô con gái bé bỏng. Vài
phút sau, con bé giơ báu vật lên. Đó chính là cái nắp chai bí mật của chúng
tôi.


Ricky hết sức phấn
kích. Nó ré lên, “Đúng là một báu vật! Mình chôn nó lại đi, để mấy ngàn năm nữa,
những đứa trẻ may mắn khác tìm được nó. Báu vật tuyệt quá!”


Khi Aubrey và Ricky
chọn một chỗ khác để chôn cái nắp chai, tôi đã kết luận rằng những gì đáng để
biết đều được học hỏi từ tấm bé và chỉ có trẻ con mới hiểu được. Ví dụ, những
bài học như là chơi tốt, những lý do tại sao không nên đánh nhau và phải biết
chia sẻ, thật sự là tất cả những gì mà con người ta cần phải biết. Thực ra chẳng
có gì phức tạp và rối rắm hơn những điều đó.


Tôi thật hạnh phúc với gợi nhớ ngọt ngào này, một điều
mà mỗi người có thể sử dụng từ năm này qua năm khác. Tôi thề rằng tôi sẽ không
bao giờ bỏ lỡ cơ hội được đi chơi công viên như thế này nữa. Có quá nhiều những
báu vật đang chờ ta đào lên, và khám phá.





Steven, H. Manchester
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 10:20 pm

MỐI TÌNH
ĐẦU CỦA CHA






Trong cuộc sống có những cuộc gặp gỡ dường như là định mệnh..”


Owen Meredith





“Bố muốn cố gắng tìm Sarah,” một ngày nọ, người bố 81
tuổi của tôi thông báo với tôi.


Tôi hỏi, “Tại sao lại
là bây giờ?”


Tôi
biết Sarah là mối tình đầu của ông ở Đại học Rutgers bang New Jersey, nơi ông đến
học trước đây. Năm 1934, ở tuổi 20, ông nhiễm bệnh lao phổi đe dọa đến sinh mạng
và phải chuyển đến Colorado điều trị. Trong buổi chia tay đầy nước mắt ở sân ga
xe lửa, Sarah nói rằng có lẽ bà sẽ không bao giờ gặp lại ông nữa, nhưng bố tôi
đã đoan chắc với bà rằng họ sẽ lại gặp nhau. Bà vẫn viết thư đều đặn cho ông,
dù cho việc hồi phục của ông không mấy khả quan. Sau đó cái chết của bố bà làm
thay đổi sự ổn định tài chính trong gia đình. Gia đình muốn bà có một cuộc hôn
nhân ổn định, bảo đảm cho cuộc sống và họ đã gây áp lực khiến bà phải hẹn hò với
một người. Vài năm sau, khi bố tôi hồi phục và trở về New Jersey, thì Sarah đã
đính hôn với một vị bác sĩ.


Bố tôi được khuyên
không nên theo nghiệp bác sĩ vì nghề đó sẽ rất căng thẳng và hệ thống miễn nhiễm
vốn đã yếu ớt của ông sẽ phải đối mặt những bệnh tật truyền nhiễm khác. Ông
chưa tìm được một nghề nào khác. Ông biết ông muốn sống ở Colorado, nơi mà nhịp
độ sống chậm hơn đã giúp ông hồi phục sức khỏe. Ông cảm thấy so với vị bác sĩ
kia, ông không thể mang lại tương lai cho Sarah, vì vậy ông đã không liên lạc với
bà nữa. Sau khi quay về Colorado, ông gặp mẹ, họ đã kết hôn và sống vui vẻ, hạnh
phúc trong 44 năm.


Ông trả lời tôi,
“Sao nhỉ, mẹ con đã ra đi được một vài năm. Bây giờ bố muốn gặp Sarah để cám ơn
bà ấy. Nếu lúc đó bà ấy không kiên trì viết thư cho bố trong lúc bố ở viện dưỡng
bệnh, bố biết bố sẽ chết. Bà ấy đã cho bố động lực để bình phục.”


Tôi hiểu điều đó
quan trọng đối với ông nên tôi đã nói, “Bố, con sẽ giúp bố hết sức mình.”


“Thật tuyệt, sẽ là một cuộc phiêu lưu lý thú cho bố con
ta đấy,” ông đáp lời.


Thế là cuộc tìm kiếm
bắt đầu. Ông chỉ biết tên hồi thiếu nữ của Sarah, chúng tôi đoán bà đã kết hôn ở
New Jersey. Lúc đó, vì không có kết nối Internet nên chúng tôi chỉ nói cho mọi
người biết về việc tìm kiếm. Bố kể chuyện với một cô bạn trong cùng tòa nhà văn
phòng nơi ông làm việc, và thông qua mối quan hệ của cô ấy với Trưởng phòng thống
kê dân số ở New Jersey, chúng tôi đã tìm ra tên khi kết hôn của Sarah là
Hostad. Bố tôi gọi ‘sự trùng hợp lợi lạc’ này là ‘đen đủi mà có duyên’. Đây là
một trong những từ ngữ đặc biệt ông đã nghĩ ra cho cuộc chạm trán chớp nhoáng với
tử thần hồi trai trẻ.


Người anh họ của bố
tôi là một bác sĩ đã khuyên chúng tôi hãy liên lạc với sở y tế cộng đồng để biết
hồ sơ về gia đình bác sĩ Hostad. Chúng tôi phát hiện ra ông trước đây là bác sĩ
phụ khoa ở New Jersey, và quyết định gọi những số phôn ở New Jersey cho bất cứ
ai có họ là Hostad. Đây là một công việc chán ngắt, nhưng bố tôi bảo đây là lúc
tập tính kiên nhẫn.


Một ngày nọ, ông gọi
tôi lại và nói, “Bố mới vừa nói chuyện với anh trai bác sĩ Hostad, và giờ bố có
một tin vui và một tin buồn.”


Tôi hỏi, “Tin buồn là gì vậy bố?”


Ông ngừng hồi lâu rồi
đáp, “Sarah đã mất cách đây vài năm.”


“Ôi, bố, con lấy làm tiếc là bố không thể gặp để nói với
bà ấy lời cuối.”


“Bố buồn, nhưng con biết đó, bố luôn bảo con là ‘không
hối tiếc’. Bố mong mọi việc khác đi, còn tin tốt là anh rể của Sarah và vợ ông ấy
dự định đến Denver tuần tới và họ nói rất muốn dùng bữa trưa với chúng ta. Nó
chẳng phải lại là ‘đen đủi mà có duyên’ nữa đó sao? Họ cũng nói rằng Sarah có một
cô con gái.”


Giọng bố có vẻ vui
và hào hứng, nhưng tôi thì không chắc là mình cảm thấy như thế nào về cô con
gái của Sarah. Tôi tự hỏi chị ấy giống ai. Liệu chị ấy có biết chuyện về mẹ
mình và bố tôi? Tuy nhiên tôi giữ những suy nghĩ đó cho riêng mình và nói, “Tuyệt,
hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hơn.”


Tại buổi hẹn ăn cơm
trưa, bố kể cho gia đình chú Hostad rằng Sarah tuyệt vời như thế nào với ông,
và những cảm giác của ông về việc bà đã cứu sống ông với những bức thư khích lệ.
Ông nói xong, có một khoảng im lặng kéo dài. Họ trông có vẻ hơi sốc, họ bảo
Sarah sống không được vui lắm, bà luôn trăn trở. Người phụ nữ ấm áp, vui vẻ, vị
tha mà bố tôi mô tả không phải là Sarah mà họ đã từng biết. Họ bảo bà là người
phụ nữ rất xinh đẹp, và họ cảm thấy vui vì biết bà đã có ảnh hưởng tích cực
trong cuộc đời bố tôi.


Lúc đó, tôi chợt hỏi,
“Thế còn con gái của cô ấy ạ?”


Họ trả lời, “Cô bé
tên Lynn. Nó lớn hơn cháu một chút. Nó sống ở Boston, đã ly dị và có một cháu
gái. Nó là bác sĩ phụ khoa. Đây là số phôn của Lynn.” Ngay khi bữa trưa kết
thúc, chúng tôi cám ơn họ vì đã chia sẻ thông tin.


Tối đó, bố tôi gọi
điện cho chị Lynn. Sau đó, ông gọi tôi và bảo, “Lynn nói với bố là mẹ con bé
thường kể về bố, con bé biết hết toàn bộ câu chuyện giữa mẹ mình và bố. Con bé
muốn đến thăm chúng ta ở Denver vài ngày vào mùa thu. Bố bảo con bé là nó có thể
ở lại nhà chúng ta.”


“Thật tuyệt bố ạ,
nhưng con thực sự không biết liệu chị ấy có nên ở với chúng ta không.” Đột
nhiên tôi rất lo lắng. Trong đầu tôi, chị Lynn là một người xa lạ. Tôi cảm thấy
cần phải bảo vệ bố. Như một đứa trẻ con, tôi suy nghĩ viển vông rằng chị ấy có
thể giống như là một người chị gái, nhưng liệu chị ấy có đáng tin cậy hay
không? Nếu chị ấy giận dữ hay bực bội với bố tôi thì sao đây?


“Không, bố mong con bé ở đây. Chúng ta sẽ không có đủ thời gian. Đừng lo, con biết điều bố vẫn
dạy con đấy, ‘Lo lắng giống như việc phải trả số tiền mà con không vay mượn’.”


“Vâng,” tôi đồng ý nhưng quyết định sẽ can thiệp nếu thấy
có bất cứ nghi ngại nào khi gặp chị ấy.


Một vài tháng sau,
chúng tôi đứng đợi ở sân bay để đón chị Lynn. Lòng tôi rối như tơ vò, tôi nắm
chặt tay bố. Tôi biết là ông rất phấn khởi, nhưng vẻ mặt ông trông bình tĩnh,
thư giãn. Bất thình lình, chị xuất hiện trước chúng tôi, chào hỏi niềm nở.


Khi bố ôm chị, tôi
chú ý thấy chị trông khá giống tôi, nhưng tóc chị đỏ hơn. Về đến nhà, chúng tôi
ngồi vào bàn ăn nói chuyện trong khi bố chuẩn bị bữa tối. Bố bảo, “Lynn à, mẹ
con đã cứu sống chú bằng tình yêu của bà và những lá thư khích lệ đấy. Chú muốn
con biết chú rất biết ơn vì điều đó.”


Chị đáp lời, “Chú
cũng rất có ý nghĩa với mẹ con. Mẹ kể cho con nghe chú yêu mẹ say đắm như thế
nào. Cho đến lúc mất, mẹ con vẫn yêu chú, và khi buồn, mẹ thường nói rằng mẹ sẽ
đi tìm chú.”


Khi chúng tôi tiếp
tục bàn luận về chuyện của Sarah và câu chuyện của bố, những lo lắng trước đó của
tôi tan biến. Tôi nhận ra mình cảm thấy hoàn toàn dễ chịu với chị Lynn. Mối
quan hệ giữa ba chúng tôi ngày càng tốt đẹp trong nhiều năm kế tiếp, mãi đến
khi bố tôi mất, chị Lynn và tôi vẫn duy trì như “chị em tinh thần”. Cuộc tìm kiếm
tình yêu đã mất của bố và tôi đã làm chúng tôi thân thiết hơn và cũng xác định
được phương châm sống của cuộc đời ông. Đó là: “Tình yêu chinh phục tất cả.”





Marna Malag Jones
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 10:22 pm

Những Câu Hỏi


Mối quan tâm của tuổi thơ và tuổi trẻ chính là mối
quan tâm của nhân loại.



Edmund Strorer Janes





Tôi luôn thích đi
câu với bọn trẻ nhà tôi. Khi ở bên chúng, nhất là đứa con gái nhỏ Stephanie của
mình, cuộc vui chơi chủ yếu chỉ để làm nền cho dòng suối những câu hỏi bất tận
mà con bé hỏi tôi qua bao năm tháng.


Tôi phát hiện
Stephanie khoái hỏi những câu hỏi gai góc khi bé mới 4 tuổi và chúng tôi dẫn bé
đi xem thác Niagara. Sau 5 giờ chạy xe và gửi đồ đạc trong khách sạn, chúng tôi
đi bộ đến thác nước và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của nó. Tôi hỏi Stephanie xem bé
nghĩ gì về một trong những cảnh tượng tuyệt vời nhất này của thiên nhiên, và bé
đáp, “Đây là tất cả những gì nhà mình sẽ làm á, xem dòng nước này chạy khắp quả
đồi á?”


Và vậy là những câu
hỏi của bé sẽ sớm tuôn ra ở hồ câu cá. “Bố ơi, nếu bố có thể là một con chim,
thì bố sẽ là con chim nào? Bố ơi, nếu con bắt được một con cá bự, con có thể mổ
nó ra để lấy lại con giun mồi của con không? Bố ơi, con có thể có một cái kẹp để
mổ một con trăn không?” Và liên tục, liên tục…


Khoảng thời gian
chú tâm của Stephanie thường không kéo dài lâu, nhất là trong những chuyến dã
ngoại hồi đầu của chúng tôi. Nếu sau 10 phút mà không bắt được con cá nào, bé sẽ
tha thẩn đến sân chơi trong công viên nơi chúng tôi câu cá. Tôi sẽ phải đặt bé
lên xích đu, và dỗ ngọt bé quay lại hồ với những hứa hẹn mông lung về việc bắt
được một con cá bự. Và ngay sau đó, những câu hỏi lại tiếp tục tuôn ra. “Bố ơi,
hồ này có cá mập không? Bố ơi, làm thế nào lại có bão? Bố ơi, bố bao nhiêu tuổi
rồi? Chín tuổi ạ?”


Những cuộc đi chơi
này là những giây phút quý báu cho quan hệ của chúng tôi, vì khi Stepahnie lớn
hơn, tôi cảm thấy mọi thứ cũng nhanh chóng thay đổi theo. Trong suốt những buổi
đi câu như thế này, tôi chỉ ước sao thời gian hãy trôi chậm lại để tôi có thể tận
hưởng được tất cả nhiều hơn nữa, bởi tôi để ý thấy các câu hỏi của con gái mình
cũng đang dần thay đổi. “Bố ơi, bọn con trai trong lớp con sao lại kỳ dị thế hả
bố? Bố ơi, con giun có bị đau khi bố cắt nó làm đôi không? Bố ơi, con có thể đuổi
bão đi khi con lớn lên không? Con không sợ mưa đâu, chỉ sợ sét thôi.”


Trước đây, tôi đã
có được những lời khuyên chín chắn từ cha mẹ của các bé ở độ tuổi trước tuổi mới
lớn rằng tôi nên trân trọng những buổi câu cá “nhiều chuyện” này với đứa con
gái nhỏ trong khi tôi vẫn còn liên quan đến vũ trụ lớn lao của nó. Dần dần, tôi
cảm thấy tầm quan trọng của tôi đang tuột dần đi. Tôi từ bỏ việc nghe điện thoại
ở nhà; bây giờ đó là “đường dây nóng” của Stephanie, và những đứa bạn của con
bé thường xuyên gọi đến để kiểm tra xem điều gì đã xảy ra kể từ lần nói chuyện
cuối cùng cách đây 15 phút của chúng. Tôi phải hẹn trước cả tuần mới có thể sử
dụng máy vi tính.


Mới đây, tôi có đưa
Stephanie đi câu cá. Và tất nhiên, trong truyền thống của chúng tôi, mọi người
phải dừng lại ở cửa hàng thực phẩm để mua những thứ cần thiết cho chuyến đi câu
như kẹo gum thổi, bánh tạc ngọt, Pepsi, và, cả mồi câu nữa. Ngồi cạnh con gái
bên bờ hồ, tôi không thể ngăn mình nhìn ngắm lần nữa xem con gái đã lớn như thế
nào.


“Bố, bố có nghĩ con sẽ là một bác sĩ thú ý giỏi không?
Bố ơi, mình có giàu không?”


Chắc chắn rồi con yêu, vượt xa trí tưởng tượng lạ lùng
nhất của con đấy.


Danny Dugan
Về Đầu Trang Go down
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSat Apr 05, 2008 10:23 pm

Ễnh
ương, Bươm bướm và Bố






Ký ức là nhật ký mà tất cả chúng ta mang theo quanh
mình.



Oscar Wilde





Tôi đặt chiếc
ghi-ta bên cạnh mình trên băng ghế ở công viên và nhìn chăm chăm vào dòng
Detroit cuồn cuộn chảy qua. Ba tuần nữa là đám cưới của Susan. Con bé muốn tôi
viết một ca khúc cho buổi lễ. Lòng tôi chùng xuống. Tôi đã nghĩ con gái thường
có khuynh hướng kết hôn với những gã giống như bố của chúng. Rich và tôi lại chẳng
có gì giống nhau hết.


Lực của tôi không
thể đọ với Rich. Thằng nhóc đã dám chọn học ở MSU (Đại học Bang Michigan) hơn hẳn
ngôi trường U of M (Đại học thành phố Michigan) mà tôi đã học. Nhưng lời bào chữa
của Susan là gì chứ? Làm sao đứa con gái đầu lòng cực kỳ ngoan cố của tôi lại
có thể phải lòng cái thằng đó? Tôi cầm cây ghi-ta lên và bập bùng bản “Kẻ phản
bội.”


Tôi nhớ lần đầu
tiên Susan đưa Rich về nhà. Tôi đã bấu chặt ngực mình và chỉ vào chiếc áo lạnh
cộc tay của con bé.


“Chẳng có gì đâu bố,” con bé nhanh nhảu giải thích, kiểm
tra cái logo MSU trên ngực nó. “Con lạnh, chỉ thế thôi. Rich cho con mượn áo của
anh ấy.”


Ngay lập tức tôi chộp
lấy chiếc áo khoác cộc tay U of M ưa thích của mình.


“Đây nè, công chúa.” Tôi vừa nói vừa mở cái áo ra. “Cái này sẽ giữ ấm cho con.” Con bé nhìn Rich và nhún vai tỏ vẻ
xin lỗi.


Sau đó tôi dẫn mọi
người vào bếp. Trong khi họ tham quan, tôi lén cất ngay mấy cái tô đựng bánh
snack của vợ và thay thế bằng những chén đĩa dành cho tiệc tùng của mình. Lát
sau, tôi nghe thấy Mare lặng lẽ kiếm chén đĩa của nàng. Cuối cùng, nàng chịu
thua và bắt đầu đổ bánh quy xoắn và khoai tây rán vào mấy cái tô của tôi rồi đặt
phịch chúng xuống ngay trước mặt tôi. Tôi chẳng cần phải nhìn lên mà vẫn cảm thấy
được Susan và mẹ nó đang nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn. Rich chỉ cười
khúc khích.


Cuối cùng, hai đứa
chúng nó phải đi. Tôi cười qua kẽ răng khi thấy cái nhãn rất kêu “MSU” được
đính vào chiếc Ford Explorer của thằng nhỏ đó.


“Anh không tin. Nó không chỉ học đại học của Bang
Michigan, mà còn lái chiếc Ford ư.”


Mare nói nàng không
nghĩ thằng nhỏ có ý nghĩa gì cả qua chuyện đó. Có thể cậu ta không có những thứ
đó, nhưng Susan là đứa rất hiểu chuyện mà. Chính những đồng lương tôi có được từ
công ty General Motors đã giúp trang trải chi phí học đại học của con bé đó chứ.


Vài tháng sau,
Susan gọi điện nói Rich cho con bé mượn vài thứ đồ đạc. Tôi có thể giúp chuyển đồ không ư? Rich hả? Trời ơi! Tôi không ngờ con gái tôi vẫn còn
quen với thằng nhóc đó.


“Chắc chắn rồi.” Tôi đồng ý.


“Tuyệt vời, Rich sẽ rất cảm kích cánh tay vạm vỡ của bố
đấy.”


Tôi cười và gồng cơ
bắp lên khi cúp điện thoại. Là cha của 5 cô con gái, tôi là chuyên gia chuyển dời
và sắp đặt mọi thứ. Tôi sẽ cho Rich thấy vài chiêu.


Ngày di chuyển đồ đạc
là một ngày mưa và oi bức, và tôi cảm thấy lờ đờ uể oải. Vậy mà Rich lại háo hức
muốn bắt đầu ngay. Thằng nhóc chất những chiếc thùng trên đôi vai lực lưỡng của
mình và bước một lần hai bước một. Bày đặt!


Khi mọi việc đã
xong, Rich mời chúng tôi đến nhà mình chơi. Tôi cau mày khi thằng nhóc phục vụ
nước uống trong những chiếc ly sang trọng dùng cho tiệc tùng. Nếu không phải vì
quá khát thì tôi đã từ chối từ lâu rồi.


Trên đường về, tôi
cố moi thông tin từ vợ. “Vậy thằng Rich với con bé Susan là sao thế? Chúng nó
nghiêm túc đấy chứ?”


“Susan nói chúng nó là bạn nghiêm túc đấy.” Tôi có thể
thấy vợ mình đang lảng tránh.


“Thế thằng Rich nói gì?”, tôi chất vấn.


Vợ tôi bắt đầu rền
rĩ. “Thì nó bảo nó muốn biết con đường đến trái tim Susan. Nó nói nó yêu con bé
nhà mình.”


Tôi im lặng suốt 3 tiếng đồng hồ còn lại cho đến khi về
tới nhà. Cái tên địch thủ MSU tinh quái đó đã yêu nàng công chúa đầu lòng quý
giá của chúng tôi, đứa bé xinh đẹp nhất trong nhà bảo sanh.


Vài tháng sau, thằng nhỏ ngỏ ý muốn lấy con gái tôi, và
con bé đã nói, “Vâng”. Khi con bé về nhà báo tin, tôi biết mình đã mất cô con
gái bé nhỏ về tay tên MSU rồi.


Năm tháng trôi đi
khi tôi ôm chặt cây đàn ghi-ta và khẽ gảy nhẹ một hợp âm. Bất chợt, tôi nhớ lại
những ngày đầu tiên Susan đi nhà trẻ.


“Bố sẵn sàng chưa ạ?” Con bé hỏi khi nhảy cẫng vào chiếc
xe Buick Skylark 1972 màu xanh lam cũ kỹ của chúng tôi.


“Sẵn sàng, thưa Công chúa!” Tôi vừa nói và hôn lên trán
con bé và ném chiếc cặp đựng tài liệu xuống dưới chân cô nhóc. Chúng tôi dừng
xe lại ba lần để đón mấy đứa nhóc bạn của con bé đi học chung. “Các con cứ nói
chuyện đi,” tôi nói với chúng. Chúng nhìn qua cửa sổ xe một cách căng thẳng.


Susan lấy trong túi xách ra chiếc băng cát-xét. “Bố ơi, bố cho chúng con
nghe cái này được không ạ?”


“Được chứ.” Đó là một bài hát về chiếc rương của Noah.
Susan ngâm nga theo, Jimmy thì không ngừng đạp chân lên lưng ghế của tôi, hai
nhóc còn lại lắc lư đầu. Chẳng mấy chốc, tất cả chúng tôi đều bị cuốn vào điệu
nhạc, “Ễnh ương và bươm bướm, cả hai lại hồi sinh!”


Một cơn gió lạnh buốt
thổi đến từ chiếc tàu chạy ngang sông kéo tôi ra khỏi chốn mơ màng. Nhờ ký ức
đó mà lời bài hát cho lễ cưới của Susan cuối cùng đã hiện ra.


Ba tuần sau, nghệ sỹ
dương cầm bắt đầu đánh khúc nhạc cưới. Susan ngước nhìn tôi với đôi mắt xanh mọng
nước và thì thầm, “Bố sẵn sàng chưa ạ?” Tôi kéo đôi vai đang run rẩy của con
gái nép vào vai mình và dẫn con bé về phía cổng chào đang mở rộng. Ánh đèn nhấp
nháy, mọi người cùng đứng dậy vỗ tay chúc mừng khi bố con tôi bước xuống lối
đi. Tôi liếc qua để trấn an con gái, nhưng ánh mắt của con bé đã bị cài chặt
vào Rich rồi.


Tại bàn thờ Chúa, vị
mục sư hỏi, “Ai trao người phụ nữ này cho cuộc hôn nhân này?” Cả nhà thờ im lặng
đến mức bạn có thể nghe thấy tiếng nến nổ lách tách. “Mẹ cô ta và tôi,” tôi nói
một cách tự hào, như thể tôi vừa mới trao gởi một món quà vô giá.


Tôi cầm lấy cây ghi-ta và cất tiếng hát. Đến đoạn cuối
cùng, tôi bắt đầu nghẹn giọng.





Bởi
vì, giống như ễnh ương và bươm bướm và cách chúng sống hai cuộc đời khác nhau,




gái nhỏ vui chơi, một ngày kia lớn khôn, với trái tim hóa thành nguời vợ.






Tại sảnh tiếp tân lớn
cỡ sân vận động, Susan vội thay một bộ váy cưới khác. Cuối cùng, ánh đèn được vặn
dịu bớt khi người điều khiển chương trình thông báo tiết mục nhảy của bố và con
gái. Tôi không thể tin vào tai mình. “Bài ca ễnh ương và bươm bướm!” Tôi xoay
con gái một vòng và con bé đập đập “hai cánh”, rồi chúng tôi nhảy lên ở phần
chú ếch phóng lên thềm hoa huệ tây. Và sau đó, như thời thơ ấu của con bé, bản
khiêu vũ kết thúc quá sớm.


Sau cùng, Rich bắt
tay tôi và cám ơn tôi vì đám cưới này - và vì Susan, món quà quý báu hơn tất cả.
Đột nhiên tôi nhận ra rằng, có lẽ tôi và Rich cũng đâu quá khác nhau. Có lẽ rốt
cuộc Susan cũng đã lấy được một gã giống như bố con bé.


Nếu Thượng đế có thể biến nòng nọc thành ễnh ương và
các cô gái nhỏ thành những bà vợ, thì chắc là thằng nhỏ cũng có thể thay đổi được
tôi. Thôi được, tôi có thể không bao giờ cổ vũ cho MSU, nhưng tôi sẽ luôn ở bên
ủng hộ Rich và Susan bất cứ lúc nào.





Joe Strube
Về Đầu Trang Go down
Voicoi239
[Perfect] mem
[Perfect] mem
Voicoi239


Tổng số bài gửi : 345
Age : 30
Đến từ : A1 pro
Tiền thưởng : 280 [SHOP]
Registration date : 03/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Apr 06, 2008 1:47 pm

siêng pà thím
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/profile-yzN3FQM2crQkRnJ21P16GlM0ISrM1j1HIXi
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeSun Apr 06, 2008 10:34 pm

Vâng con siêng từ nhỏ roy` thưa pà chị!!Ý kiến kok???
Về Đầu Trang Go down
0v3rstar Rabbjt
[Pro] Mem
[Pro] Mem
0v3rstar Rabbjt


Tổng số bài gửi : 294
Age : 31
Đến từ : a1class made in trâu pò xì kút
Tiền thưởng : 0 [SHOP]
Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeFri Jul 04, 2008 5:19 pm

choy` ah. tuong? khuc' tren la` hit' goy`, aj de` con` nua~, daj` pa` ko^' lun, dzo^ poc' tem chu' hem du? dung~ cam? de? doc. hit'
Về Đầu Trang Go down
Juny
[streets] mem
[streets] mem
Juny


Tổng số bài gửi : 204
Age : 31
Tiền thưởng : 0 [SHOP]
Registration date : 02/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeFri Jul 04, 2008 5:26 pm

Choáng Con yêu bố, bố ơi! 320809
Về Đầu Trang Go down
[Devil] Death Kiss
[king] death kiss
[king] death kiss
[Devil] Death Kiss


Tổng số bài gửi : 873
Age : 30
Đến từ : chA^u b0` xJ` kUt'
Tiền thưởng : 230
Con yêu bố, bố ơi! 2-1-1Con yêu bố, bố ơi! 8-1-1
[SHOP]
Registration date : 27/02/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeTue Jul 15, 2008 9:07 pm

chính xác........... póc tem
Về Đầu Trang Go down
https://a1class.forum.st
*»ღ♥meteor♥ღ«*
Thiên sứ
Thiên sứ
*»ღ♥meteor♥ღ«*


Tổng số bài gửi : 987
Age : 30
Đến từ : Milky Way
Tiền thưởng : 100
Con yêu bố, bố ơi! 2-2-1Con yêu bố, bố ơi! 6-1-1
[SHOP]

Registration date : 01/03/2008

Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitimeFri Jul 18, 2008 11:41 am

uhm Con yêu bố, bố ơi! 481926
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Con yêu bố, bố ơi! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Con yêu bố, bố ơi!   Con yêu bố, bố ơi! I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Con yêu bố, bố ơi!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:|VIPCLASS|:. :: Câu lạc bộ thành viên :: Câu lạc bộ tư vấn tình cảm :: Trà sửa cho tâm hồn-
Chuyển đến