Các ban đã hiểu về gafiti chữa
nếu chĩ nhỉ wa mấy bức hình đó thì chưa đâu
tham khảo thêm nè
Đầu tiên mình xin giới thiệu qua về cái mà gọi Graffiti. Graffiti là 1 nền văn hóa của Hiphop. Như các bạn biết hiphop có 3 nền văn hóa chính là graffiti, DJing and MCing (DJ=DiscJockey - Người chơi đĩa vinyl, MC= Master of Ceremony - Hoạt Náo Viên) & Breakdance. Chúng xảy ra trong cùng một thời điểm và tại cùng một nơi, cho dù gốc rễ là khác nhau.
3 nền văn hóa đó đã tạo nên 1 tam giác, cái mà chúng ta gọi là Văn Hóa HipHop hiện nay. Mội số người cho rằng thứ âm nhạc là một phần của tam giác đó thì chính xác là Rap và có đủ căn cứ hợp lệ để nói về thể loại này, song các MC (hay còn gọi là các rapper) sẽ ko tồn tại nếu ko kèm theo DJ, và những vũ công Breakdance cũng sẽ không tồn tại nếu thiếu các nhịp từ các DJ và các tác giả Graf vẽ các B-Boys (vũ công), và sự tôn trọng của DJ, MCe đối với họ.
Nghệ thuật Graffity.
Ba văn hóa đó có điểm chung là một sự sáng tạo kiệt suất trong sự chuyển động (Breakdance), nghệ thuật hình tượng (Graffity), việc sản xuất âm nhạc, scratching và phối âm (DJ), viết nên những nhịp và trình diễn theo phong cách (MC)!!!
Graffity không ai biết xuất xứ từ đâu nhưng người làm cho môn nghệ thuật này nổi thiếng là TAKI 183, một thanh niên người Hi lạp sống tại Brooklyn, washington Heights.
Graffiti, có người gọi là nguệch họa, đó là một hành động "nổi loạn" của bọn trẻ cũng ở các khu phố nghèo da đen để tự khẳng định mình (theo suy nghĩ của chúng). Chúng đã dùng những bình sơn xịt để xịt tên của mình lên các bức tường để mọi người biết đến mình. Gần với hình thức này, trước đó chúng ta thấy có "tag", một hình thức ký tên của mình lên mặt đường của các tay anh chị trùm du đãng vào thập niên 60 để đánh dấu lãnh địa. Nhưng "graffiti" mất nhiều công sức, thời gian hơn "tag" nhiều và cũng có vẻ... nghệ thuật hơn.
Do sự túng thiếu, sự bạo tàn của các băng đảng và cả sự lơ là của giới cầm quyền mà nhiều nơi ở Bronx và Brooklyn gần như bị hoang phế. Và đó cũng là nơi hoạt động của các graffiti, chúng xịt tên mình vào những nơi mà chúng có thể xịt. Nhưng việc làm này cũng chỉ với những "xịt sĩ" biết với nhau. Các "xịt sĩ" nảy ra "sáng kiến" là muốn để mọi người trong cả thành phố biết đến, cần phải xịt lên các bức tường ở thành phố New York và hiệu quả nhất là xịt lên các toa tàu điện, để những "tác phẩm" của mình được mang đi khắp các phố phường.
Nhưng graffiti gần như là một trò ăn theo trong không khí ồn ào của DJ, rap, và những bước nhảy giang hồ ở những công viên của các khu phố nghèo tràn đầy băng đảng và những hành động bạo lực. Họ chỉ là những người đứng dưới sàn nhảy và trổ tài nguệch họa của mình.
Graffiti thật sự trổ tài trong ngôi nhà chung đó với những hình vẽ, kiểu chữ theo một phong cách rất riêng của mình, và các nghệ sĩ biểu diễn hiphop trên sân khấu đã lưu dấu ấn đó vào những trang phục mà họ cho là đầy tính chất... hiphop.
Hiphop cũng như các nền văn hóa của nó xuất hiện như một loại văn hóa đường phố, nhưng khi có bàn tay của những người hoạt động chuyên nghiệp biến cải và nhất là sự tác động bằng những sản phẩm băng đĩa, phim ảnh..., bộ mặt và tầm ảnh hưởng của hiphop thay đổi đáng kể và nhanh ch'ong lan tràn trong giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó là một trào lưu có tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và "thôi miên" giới trẻ ở rất nhiều quốc gia...
Graffiti 1 nghệ thuật đường phố mà giới trẻ rất ưu thích. Con người, thời trang... tất cả đều mang phong cách hiphop.
lịch sử của graffiti
Những hình vẽ kì lạ mà chúng ta quan sát được khắp mọi nơi trên thế giới được gọi la` Graffiti ! Nơi khởi đầu của những bản vẽ này là NewYork vào những thập niên 60, 70! từ khi xuât hiện màu sơn nước! những thanh niên đã vẽ lại tên họ hay nick name của họ ở các công trình như bưu điện, trạm điện thoại công cộng, trạm xe điện ngầm. Ban đầu chỉ la` vài bức đơn lẻ sau đó được nhân rộng ra khắp nơi!
Từ lúc đó các bạn trẻ cũng muốn cạnh tranh với nhau về những dấu ấn riêng của mình ! có lẽ người có được bộ sưu tập những bản vẽ đồ sộ nhất là TaKi 183 ông tên thật la` Demetrius được tờ NEW YORK TIMES phỏng vấn vào năm 1971! Lúc nhỏ ông sống ở Hi Lạp sau đó đến NEW YORK để mưu sinh , ai kêu gì làm nấy ! Ông đi lại rât nhiều bằng xe điện ngầm! và trong suốt thời gian đó ông để lại tác phẩm của mình ở khắp nơi! Những tên tuổi khác cũng rất được biết đến trong thời gian này là JOE 136, BARBARA 62, EEL 159, YANK 135, EVA 62. !
Vào khoảng những năm 60 tại NEW YORK thành lập công ty MTA(Metropolitan Transit Authorities ( tạm dịch : nhân dân đẩy lùi những người vẽ ) đã chi 300,000 USD tương đương 8000 giờ làm việc để dở bỏ những tác phẩm trong những ống xe điện ngầm. Những bức vẽ xuất hiện khắp nơi không hoàn toàn do những bạn trẻ vẽ mà còn là bản vẽ của những người muốn quảng cáo sản phẩm hay chỉ đơn thuần là muốn nổi tiếng đuợc nhiều người biết đến! Nhưng điều đáng nói là từ sau buổi phỏng vấn của TAKI thì những bạn trẻ liên tục vẽ dấu ấn của mình ở khắp nơi!
Những cái tên xuất hiện ở những nơi sầm uất thì được nhiều người biết đến và chủ nhân của những cái tên ấy là nhân vật chính của địa phương ấy ! Từ khi người ta phát minh ra bình xịt sơn thì những bức vẽ xuất hiện ngày càng phổ biến và hiển nhiên hơn!
Ban đầu là trên tường và sau đó lan sang những nơi fức tạp hơn thể hiện trình độ cao hơn và phi thường hơn!
Suốt thời gian này môn vẽ Grafiti được nâng cao hơn 1 bậc và trở thành 1 dạng của nghệ thuật biểu hiện! và không ngừng phát sinh ra những kiểu tạo hình mang đặc thù phong cách người vẽ ! kích thước của những bức vẽ thì ngày càng lớn! những bức vẽ ở trạm xe điện ngầm thì xuất hiện nhiều nhất và dễ nhìn thấy nhất ! đến năm 1973 tờ NEWYORK MAGAZINES mở một cuộc bầu chọn tác phẩm xuất sắc nhất trong đường xe điện ngầm và từ đó thừa nhận một môn nghệ thuật mới mang tên GRAFFITI.